Sau 5 năm, thế giới đã có bao nhiêu mạng 5G thương mại?
Hiện trạng phát triển 5G toàn cầu
Sau 5 năm triển khai thương mại, hiện tại có khoảng 176 mạng 5G trên toàn cầu, phục vụ hơn 500 triệu thuê bao.
Trong lĩnh vực tiêu dùng, tốc độ tải xuống trung bình của 5G nhanh hơn khoảng 10 lần so với 4G, điều này đã thúc đẩy việc áp dụng rộng rãi công nghệ này trong nhiều lĩnh vực, đơn cử như thực tế ảo, phát sóng trực tuyến 360 độ...
Trong lĩnh vực doanh nghiệp, đã có 10.000 dự án khai thác các ứng dụng B2B của 5G (5GtoB) trên khắp thế giới. Các ứng dụng 5G trong ngành công nghiệp như sản xuất, khai thác mỏ và cảng đã qua giai đoạn thử nghiệm và đang được nhân rộng trên quy mô lớn.
Việc tận dụng 5G sẽ mang đến những thay đổi mạnh mẽ và có tác động lâu dài, đơn cử như hỗ trợ tăng tốc chuyển đổi số, ứng phó với sự thay đổi khí hậu...
Cần chuẩn bị gì để tận dụng và
triển khai 5G tốt hơn?
Ông Hu cho rằng 5G mang lại nhiều cơ hội cho ngành công nghiệp, nhưng chúng cũng tạo ra một số thách thức. Do đó, các doanh nghiệp cần phải chuẩn bị mạng lưới, thiết bị và nội dung sẵn sàng cho sự phát triển bùng nổ trong Thực tế mở rộng (XR).
Để hỗ trợ trải nghiệm XR dựa trên đám mây được mượt mà, các mạng lưới cần cung cấp tốc độ tải xuống nhanh hơn 4,6 Gbit/s với độ trễ không lớn hơn 10 mili giây.
Ông Ken Hu phát biểu về sự phát triển 5G tại MBBF 2021. Ảnh: Huawei
Để làm phong phú thêm hệ sinh thái nội dung, ông Hu kêu gọi ngành cung cấp các nền tảng và công cụ đám mây giúp đơn giản hóa việc phát triển nội dung, vốn nổi tiếng là khó và tốn kém.
Ngoài ra, các nhà mạng viễn thông cần tăng cường mạng lưới của họ và phát triển các khả năng mới để sẵn sàng cho 5GtoB. Mạng lưới mạnh là chìa khóa cho các ứng dụng 5G sử dụng trong công nghiệp, vì vậy các nhà mạng cần tiếp tục cải tiến các khả năng của mạng như đường lên, định vị và cảm biến.
Vì các kịch bản ngành phức tạp hơn nhiều so với các kịch bản tiêu dùng, O&M (vận hành & bảo dưỡng) có thể là một thách thức thực sự.
Để thúc đẩy việc ứng dụng 5G rộng rãi hơn trong các ngành công nghiệp, việc phát triển các tiêu chuẩn viễn thông dành riêng cho ngành cũng rất quan trọng.
5G đang là công nghệ mạng được nhiều quốc gia sử dụng. Ảnh: Internet
Tại Trung Quốc, các nhà mạng cùng với các đối tác trong ngành của họ đã bắt đầu làm việc trên các tiêu chuẩn để ứng dụng 5G trong các ngành như khai thác than, thép và năng lượng số, và điều này đã giúp thúc đẩy việc ứng dụng nhiều hơn trong các lĩnh vực này.
Theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới, đến năm 2030, công nghệ số có thể giúp giảm ít nhất 15% lượng khí thải carbon toàn cầu.
Ông Hu nói: "Một mặt, chúng ta có cơ hội tuyệt vời để giúp tất cả các ngành cắt giảm khí thải và nâng cao hiệu quả sử dụng điện bằng công nghệ kỹ thuật số.
Mặt khác, chúng ta phải thừa nhận rằng ngành của chúng ta có lượng khí thải carbon ngày càng tăng, và chúng ta cần phải thực hiện từng bước để cải thiện điều đó".
Diễn đàn Băng thông rộng Di động Toàn cầu 2021 được tổ chức bởi Huawei, cùng với các đối tác trong ngành là GSMA và Hội đồng Viễn thông SAMENA. Diễn đàn tập hợp các nhà mạng di động, các nhà lãnh đạo ngành và các đối tác hệ sinh thái từ khắp nơi trên thế giới để thảo luận về cách tối đa hóa tiềm năng của 5G và thúc đẩy ngành công nghiệp di động phát triển.
TIỂU MINH
Bài viết liên quan | Xem tất cả
- Tăng cường quản lý thuốc lá trong giới trẻ
- Từ 1/6, Hà Nội miễn phí cấp Phiếu Lý lịch tư pháp qua ứng dụng VNeID
- Người 21 lần hiến máu và không ngừng "truyền lửa" đến cộng đồng
- Giá vàng SJC tăng 'điên cuồng' bất chấp mọi can thiệp
- Sân bay nóng như 'chảo lửa' có ảnh hưởng đến các chuyến bay?
- Quá khủng khiếp: 110 kỷ lục nắng nóng bao trùm kỳ nghỉ lễ
- Trở thành ‘trẻ 3 tuổi’ sau chuyến ship hàng giữa trưa nắng
- Áp dụng kiểm soát an ninh hàng không cấp độ 1 dịp 30/4-1/5
- Văn hóa công sở: Có sếp hay nhậu, 'cụng' tới bến hay né tránh?
- Siêu mẫu Minh Tú mặc váy cưới xuyên thấu, gợi cảm bên bạn trai ngoại quốc
- Những chiến sĩ blouse trắng lặng thầm tỏa sáng
- Đề xuất mẫu thẻ Căn cước mới áp dụng từ 1/7/2024