Số ca nhiễm HIV chưa được phát hiện gia tăng ở Đông Âu và Trung Á
Theo báo cáo của ECDC và văn phòng khu vực châu Âu thuộc WHO, trong năm 2019, hơn 136.000 ca nhiễm HIV đã được chẩn đoán trên toàn khu vực châu Âu, với 80% trong đó ghi nhận ở các nước Đông Âu. Khu vực châu Âu của WHO gồm 53 nước, trong đó có Nga và một vài nước ở Trung Á. Tuy nhiên, báo cáo không tính tới số liệu từ các nước thành viên của WHO như Công quốc Andorra, Bỉ, Monaco, Bắc Macedonia, Turkmenistan và Uzbekistan.
Hai cơ quan trên cho biết gần một nửa số ca nhiễm HIV tại châu Âu được chẩn đoán vào giai đoạn cuối khi hệ miễn dịch đã bắt đầu suy sụp. Đây là một dấu hiệu cho thấy chiến lược xét nghiệm tại khu vực này không mang lại hiệu quả trong việc chẩn đoán sớm HIV. Việc chẩn đoán muộn nhiễm HIV làm tăng nguy cơ sức khỏe suy giảm, gây tử vong và lây truyền HIV sang người khác. Hai cơ quan này đã kêu gọi các nước đề ra chiến lược mới nhằm cải thiện công tác xét nghiệm virus HIV.
Trong một tuyên bố, Giám đốc ECDC Andrea Ammon nêu rõ : "Mặc dù hiện các nước đang tập trung vào nỗ lực phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, song không được bỏ qua các vấn đề sức khỏe khác như HIV. Chẩn đoán sớm HIV là một ưu tiên cấp thiết".
Theo báo cáo, các trường hợp mới phát hiện trong khu vực đã tăng khoảng 19% trong thập kỷ qua và số người sinh sống trong khu vực này nhiễm HIV chưa được phát hiện đang gia tăng. Trong khi đó, tại khu vực trong phạm vi hoạt động của ECDC gồm các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU), Iceland, Lichtenstein và Na Uy, số ca nhiễm HIV mới mỗi năm lại giảm 9% và số người sống tại những nước này nhiễm HIV chưa được phát hiện dự báo đang giảm.
Con đường lây nhiễm HIV cũng thay đổi trên toàn khu vực này, với lây nhiễm qua đường tình dục giữa những người đồng tính nam trở nên phổ biến nhất tại khu vực thuộc phạm vi hoạt động của ECDC trong khi nhiễm HIV qua tình dục với người khác giới và tiêm chích trở nên phổ biến tại khu vực Đông Âu thuộc WHO. Báo cáo liệt kê những nước này như Armenia, Azerbaijain, Belarus, Estonia, Gruzia, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Latvia, Litva, Moldova, Nga, Tajikistan, Turkmenistan, Ukraine và Uzbekistan.
Bài viết liên quan | Xem tất cả
- An Giang tìm cách "tiếp cận" nhóm nam quan hệ đồng giới nhằm ngăn chặn dịch HIV
- Hơn 300 chữ ký kêu gọi Gilead mở rộng sản xuất thuốc lenacapavir điều trị HIV
- Kỳ thị là rào cản người nhiễm HIV tiếp cận dự phòng, điều trị
- Công tác phòng, chống HIV/AIDS còn nhiều khó khăn
- Hợp đồng xã hội, giải pháp hướng tới kiểm soát hiệu quả dịch HIV/AIDS
- 3 người nhiễm HIV sau khi trẻ hóa da bằng máu tự thân
- Phê duyệt dovato trị HIV cho thanh thiếu niên
- Tầm quan trọng của việc tập thể dục đối với người nhiễm HIV
- Lào Cai tăng cường các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS
- Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh HIV
- ‘Đau cũng là sống – Tự truyện của người 30 năm sống chung với HIV’
- Bác thông tin chủ shop quần áo nhiễm HIV 'kiêm' bán dâm, lây nhiễm cho nhiều người