CÔNG TY TNHH GIA TỘC RỒNG

Vươn Tầm Đỉnh Cao

Thanh niên 24 tuổi đi khám chỉ còn 1-2 con tinh trùng di động vì căn bệnh rất nhiều người bỏ qua

Vừa qua, các bác sĩ Nguyễn Duy Khánh, Trung tâm Nam học, Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội), cho biết đã khám và điều trị cho nam thanh niên quê Lạng Sơn, vào viện vì khối phồng vùng bẹn phải.

Siêu âm khối  thoát vị bẹn trái kích thước lớn 4x7cm, đè ép tinh hoàn trái, thể tích tinh hoàn trái chỉ còn 3,5 ml, tinh hoàn phải đã cắt, tinh dịch đồ chỉ còn 1-2 con tinh trùng di động/1 vi trường (tinh dịch đồ của người bình thường mật độ trung bình là 15 triệu tinh trùng/1ml).

Thanh niên 24 tuổi đi khám chỉ còn 1-2 con tinh trùng di động vì căn bệnh rất nhiều người bỏ qua - 1

Bệnh nhân đã được mổ phục hồi thành bụng, giải phóng tạng thoát vị chèn vào tinh hoàn. Theo bác sĩ Khánh, những trường hợp như vậy rất khó có con, cần được chẩn đoán và xử trí sớm để không ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống trong tương lai.

PGS Nguyễn Quang - Giám đốc Trung tâm Nam học, Bệnh viện Việt Đức; Chủ tịch Hội Y học Giới tính Việt Nam cho biết, thoát vị bẹn ở nam giới cần được xử lý sớm.

"Vì khi khối thoát vị chèn ép ở vùng thừng tinh sẽ làm giảm tưới máu vùng tinh hoàn, đau tức nặng vùng bìu gây khó khăn trong học tập, lao động, sinh hoạt và cũng là một trong những nguyên nhân gây vô sinh", PGS Quang nói.

Trong khi đó, nhiều người khá chủ quan, nên có nhiều trường hợp để tình trạng này kéo dài, khối thoát vị chèn ép tinh hoàn quá lâu, khi đến viện tinh hoàn đã bị teo.

Với những trường hợp đến viện muộn, tinh hoàn đã teo, sau mổ tỷ lệ có con thấp, thông thường phải sử dụng các biện pháp hỗ trợ sinh sản.

Thanh niên 24 tuổi đi khám chỉ còn 1-2 con tinh trùng di động vì căn bệnh rất nhiều người bỏ qua - 2

Bạn trẻ cần có ý thức bảo vệ tinh hoàn của mình, nhất là khi chơi thể thao. Ảnh minh họa

PGS Quang lưu ý, với những trường hợp đã cắt tinh hoàn một bên, chỉ còn một bên tinh hoàn, các bạn trẻ không nên chủ quan mà cần có ý thức bảo vệ kỹ tinh hoàn còn lại.

Thứ nhất, không nên chơi thể thao môn đối kháng hoặc nếu có chơi, phải dùng đồ bảo hộ một cách cẩn thận.

Thứ 2, cần tiêm phòng quai bị để phòng rủi ro biến chứng vô sinh do viêm tinh hoàn.

Thứ 3, chung thủy 1 vợ 1 chồng, tránh viêm niệu đạo, viêm mào tinh hoàn, viêm tinh hoàn.

Thứ 4, không rượu bia, thuốc lá, thuốc lào.

Dấu hiệu của thoát vị bẹn cần được thăm khám sớm

Hầu hết các trường hợp thoát vị bẹn không gây ra triệu chứng khó chịu gì cho bệnh nhân, nên thường được tình cờ phát hiện ra khi thăm khám vùng bẹn.

Dấu hiệu điển hình của thoát vị bẹn bao gồm

- Xuất hiện một khối phồng ở vùng bẹn. Khối này đôi khi tự mất đi khi thư giãn, hoặc xuất hiện tăng lên khi tăng áp lực ổ bụng như ho, hắt hơi, khóc, rặn, mang vác nặng...

- Đối với nam, khi khối thoát vị xuống tới tận bìu, sẽ khiến cho một bên bìu to bất thường so với bên còn lại.

- Khi sờ thấy khối thoát vị mềm, di động, đôi khi người bệnh có thể đẩy khối thoát vị lên bằng tay.

- Khối thoát vị thường không đau, đôi khi cảm giác tức nhẹ hoặc nặng.

Dấu hiệu khi xuất hiện biến chứng

- Thấy khối thoát vị sưng, nóng đỏ, đau nhiều kèm theo sốt đây là tình trạng khối thoát vị bị nghẹt làm giảm máu nuôi dưỡng tới phần nội tạng bị thoát vị, nếu khối thoát vị là ruột người bệnh thấy các triệu chứng khác như nôn, buồn nôn. Nếu không điều trị kịp thời sẽ gây hoại tử do không đủ máu cung cấp phần thoát vị.

- Chèn ép cấu trúc xung quanh: Ở nam giới khi khối thoát vị lớn chui xuống bìu, chèn ép vào thừng tinh, gây ảnh hưởng tới mạch máu nuôi gây đau và sưng bìu.

- Thoát vị bẹn có các dấu hiệu bệnh rất điển hình, hầu như việc chẩn đoán chỉ cần dựa vào yếu tố lâm sàng.

 

Theo M.H (th) (Gia đình & Xã hội)

Chat facebook
Nhắn tin zalo
Gọi
SMS