TS Hoàng Dương Tùng: Tự bảo vệ mình bằng cách cải thiện chất lượng không khí trong nhà
Đứng trước thực trạng ô nhiễm không khí tại Việt Nam ngày càng nghiêm trọng, tiến sĩ Hoàng Dương Tùng, Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ TN&MT) đã chia sẻ những thông tin hữu ích.
Chất lượng không khí Việt Nam ở mức đáng quan ngại
- Ông đánh giá như thế nào về thực trạng ô nhiễm không khí tại Việt Nam hiện nay?
- Các số liệu quan trắc cho thấy chất lượng không khí tại các khu đô thị ngày càng giảm, đặc biệt là vấn đề bụi mịn PM 2.5 – loại bụi có kích thước nhỏ hơn sợi tóc người 30 lần và khả năng chui sâu vào hệ hô hấp cũng như máu của con người, gây tổn hại nghiêm trọng tới sức khỏe.
Dựa trên số liệu từ hệ thống quan trắc tự động, nồng độ PM2.5 những năm gần đây ngày càng vượt mức quy chuẩn cho phép, cho thấy thực trạng ô nhiễm đáng báo động.
- Vậy còn chất lượng không khí trong nhà thì sao, có đáng quan ngại không, thưa ông?
- Có một thực tế là, những nguồn ô nhiễm luôn tồn tại ngay trong môi trường sống của chúng ta. Tác nhân đến từ các hợp chất hình thành trong sinh hoạt mà ta khó nhận biết bằng mắt thường. Đơn cử, hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOCs) trong chất khử trùng, sơn, chất bảo quản gỗ; carbon monoxide trong hệ thống sưởi và bếp gas… hoặc bụi mịn PM 2.5 nồng độ trong nhà có thể cao gấp 2 – 5 lần so với ngoài trời, rất độc hại.
Đặc biệt, thời điểm giao mùa các loại vi rút vi khuẩn gây bệnh hô hấp sinh sôi mạnh, trời ẩm nồm nấm mốc sinh sôi rất nhạy cảm vs các đối tượng có sức đề kháng yếu là người già, trẻ nhỏ… Khi sống trong môi trường khép kín như trong nhà các loại bệnh lại càng dễ lây nhiễm…
TS. Hoàng Dương Tùng cho biết mỗi người nên tự bảo vệ mình bằng cách cải thiện không khí trong nhà
Nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi tiêu dùng
- Trước tình trạng ô nhiễm không khí ngày càng nghiêm trọng, có những giải pháp nào để hạn chế, thưa ông?
- Để giải quyết tình trạng ô nhiễm không khí, Chính phủ Việt Nam đã có những biện pháp tức thời, như chương trình quốc gia giảm thiểu ô nhiễm không khí, đưa ra quy chuẩn phát thải với các cơ sở sản xuất nhiệt điện than, nhà máy thép, xi măng…, tiến hành các biện pháp thanh tra kiểm tra thường xuyên. Các điểm quan trắc cũng được tăng cường ở nhiều nơi để đo mức độ ô nhiễm và cảnh báo kịp thời đến người dân.
Chúng ta có thể học hỏi một số mô hình thành công trên thế giới như di dời các nhà máy ra khỏi nội đô, khuyến khích sử dụng nhiên liêu sạch trong sản xuất, xử phạt mạnh tay doanh nghiệp gây ô nhiễm, và tích cực đầu tư trồng rừng đã giúp quốc gia này cải thiện chất lượng không khí một cách đáng kể.
- Đối với người dân, chúng ta nên làm gì để hạn chế cũng như cải thiện mức độ ô nhiễm trong nhà cũng như ngoài trời?
- Nhận thức của người dân Việt Nam về vấn đề ô nhiễm không khí đang dần tăng cao, đặc biệt tại các đô thị lớn như Hà Nội và TP.HCM. Người dân quan tâm đến các chỉ số quan trắc không khí hơn, nhận thức nguyên nhân gây ô nhiễm và nỗ lực tìm cách khắc phục như tắt động cơ ở ngã tư đèn đỏ, sử dụng phương tiện giao thông công cộng nhiều hơn… Cùng với đó là sự chú trọng chăm sóc môi trường sống thông qua việc đóng cửa, dọn dẹp, kiểm soát độ ẩm, thông khí trong nhà thường xuyên.
Với sự hỗ trợ của các thiết bị công nghệ, chúng ta có thể trang bị máy đo chỉ số bụi mịn PM2.5, sử dụng hệ thống thông gió, máy lọc không khí và điều hòa nhiệt độ có chức năng lọc khí, diệt khuẩn, thông thoáng cũng như khắt khe hơn khi lựa chọn các sản phẩm tiêu dùng (sơn, chất tẩy rửa, gas, dầu…). Người dân cần nhận thức sớm và chủ động bảo vệ bản thân và gia đình hơn nữa.
Hiện nay công nghệ nanoe (https://www.panasonic.com/vn/consumer/nanoe-technology/about-technology.htm) trong điều hòa Panasonic còn có thể loại bỏ 7 tác nhân gây hại trong không khí như bụi mịn PM 2.5, vi rút, vi khuẩn, nấm mốc, tác nhân gây dị ứng, phấn hoa, các chất độc hại và khử mùi.
Các sản phẩm điều hòa Panasonic ứng dụng công nghệ nanoe có thể loại bỏ hiệu quả các tác nhân ô nhiễm
- Về phía doanh nghiệp, tôi nhận thấy nhiều động thái đáng tuyên dương như ứng dụng vật liệu xanh, tích hợp công nghệ hiện đại để kiểm soát chất lượng không khí. Ông có ấn tượng đặc biệt với thương hiệu nào hay không?
- Gần đây, tôi nhận thấy Panasonic, một thương hiệu Nhật Bản uy tín đã giới thiệu nhóm giải pháp chăm sóc sức khỏe với nhiều thiết bị lọc khí chất lượng.
Tôi đánh giá cao và trân trọng những đóng góp của những doanh nghiệp như Panasonic phát triển với mục đích mang lại bầu không khí trong lành, đảm bảo sức khỏe và cuộc sống tốt đẹp hơn. Panasonic là một trong những doanh nghiệp hàng đầu liên tục cung cấp những những giải pháp Khí sạch toàn diện, tổng thể, hiện đại, hữu ích và rất thiết thực đáp ứng nhu cầu về khí sạch của các tòa nhà, văn phòng, khách sạn và nhà ở tại Việt Nam mà vẫn giảm được mức năng lượng tiêu thụ. Tôi hi vọng là sẽ có thêm nhiều doanh nghiệp, với tầm nhìn, nguồn cảm hứng, sự nghiêm túc đầu tư, trách nhiệm và đam mê để cùng cải thiện môi trường sống, chất lượng sống tốt hơn cho tất cả mọi người.
Bộ giải pháp khí sạch toàn diện từ Panasonic giữ cho không khí luôn trong lành, sạch khuẩn
- Trân trọng cảm ơn ông!
Theo Trường Thịnh (Dân trí)
Bài viết liên quan | Xem tất cả
- Tăng cường quản lý thuốc lá trong giới trẻ
- Từ 1/6, Hà Nội miễn phí cấp Phiếu Lý lịch tư pháp qua ứng dụng VNeID
- Người 21 lần hiến máu và không ngừng "truyền lửa" đến cộng đồng
- Giá vàng SJC tăng 'điên cuồng' bất chấp mọi can thiệp
- Sân bay nóng như 'chảo lửa' có ảnh hưởng đến các chuyến bay?
- Quá khủng khiếp: 110 kỷ lục nắng nóng bao trùm kỳ nghỉ lễ
- Trở thành ‘trẻ 3 tuổi’ sau chuyến ship hàng giữa trưa nắng
- Áp dụng kiểm soát an ninh hàng không cấp độ 1 dịp 30/4-1/5
- Văn hóa công sở: Có sếp hay nhậu, 'cụng' tới bến hay né tránh?
- Siêu mẫu Minh Tú mặc váy cưới xuyên thấu, gợi cảm bên bạn trai ngoại quốc
- Những chiến sĩ blouse trắng lặng thầm tỏa sáng
- Đề xuất mẫu thẻ Căn cước mới áp dụng từ 1/7/2024