Vaccine COVID-19 an toàn đối với bệnh nhân HIV
Bệnh mãn tính (bao gồm người nhiễm HIV) thuộc danh mục ưu tiên tiêm vaccine AstraZeneca tại Việt Nam - Ảnh minh hoạ
Nhiều nghiên cứu về vaccine COVID-19 ban đầu chỉ giới hạn việc tuyển những người tham gia không mắc các bệnh lý khác. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu ban đầu cho thấy vaccine an toàn trong cộng đồng, những người nhiễm HIV đã bắt đầu được tuyển để tham gia vào nghiên cứu.
Mặc dù vậy, tính đến thời điểm hiện tại, số người nhiễm HIV tham gia nghiên cứu vẫn hạn chế và thời gian tương đối ngắn. Vì lý do này, dữ liệu cụ thể về những người nhiễm HIV vẫn chưa được công bố từ hầu hết các nghiên cứu.
Nghiên cứu của Pfizer đã tuyển chọn ít nhất 196 người nhiễm HIV, trong khi nghiên cứu của Moderna đã tuyển 176 người nhiễm. Các nghiên cứu của Oxford/AstraZeneca tuyển chọn 54 người nhiễm HIV ở Anh và 103 người nhiễm HIV ở Nam Phi.
Các kết quả vaccine trên người nhiễm HIV tạo ra phản ứng miễn dịch như nhau ở những người nhiễm HIV và những người không nhiễm HIV. Không có sự khác biệt về tác dụng phụ của vaccine thông thường như: Đau chỗ tiêm, nhức đầu, ớn lạnh, mệt mỏi hoặc đau cơ và khớp. Những người trong nghiên cứu Moderna và Oxford/AstraZeneca đều có số lượng CD4 cao (trên 500) và đang điều trị bằng thuốc kháng virus.
Ngoài 3 nghiên cứu trên, nghiên cứu về vaccine của Janssen (Johnson & Johnson) có số lượng người nhiễm HIV tham gia nhiều nhất với 1.218 người tham gia. Nghiên cứu được thực hiện tại Hoa Kỳ, Nam Phi và 6 nước Mỹ Latin.
Sau khi được tiêm vaccine chống COVID-19, có 2 trường hợp bệnh nhân HIV nhiễm COVID-19, 4 trường hợp được sử dụng giả dược. Tuy nhiên, do số lượng ít, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê nên các chuyên gia nghiên cứu đã không đưa ra kết luận cụ thể.
Hãng công nghệ sinh học Novavax của Mỹ cũng đã tuyển chọn 201 người nhiễm HIV cho một trong những nghiên cứu về vaccine COVID-19 ở Nam Phi (6% tổng số người tham gia). Tất cả những người tham gia nhiễm HIV đều ổn định về mặt y tế, đang điều trị HIV và có tải lượng virus dưới 1.000. Không có sự khác biệt về tác dụng phụ giữa những người tham gia HIV dương tính và HIV âm tính.
Sau những kết quả từ các nghiên cứu, các chuyên gia từ Hiệp hội HIV Anh (BHIVA) cho rằng, không có bằng chứng nào cho thấy những loại vaccine này là không an toàn hơn đối với những người nhiễm HIV. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng đã từng khuyến nghị, các vaccine của Pfizer /BioNtech, Oxford/AstraZeneca, Johnson & Johnson là an toàn cho những người nhiễm HIV. Không có tương tác dược lý nào được báo cáo giữa vaccine COVID-19 và thuốc kháng virus nên những người nhiễm HIV hoàn toàn có thể yên tâm tiêm vaccine để bảo vệ sức khỏe.
Nguồn: Chinhphu.vn
Bài viết liên quan | Xem tất cả
- An Giang tìm cách "tiếp cận" nhóm nam quan hệ đồng giới nhằm ngăn chặn dịch HIV
- Hơn 300 chữ ký kêu gọi Gilead mở rộng sản xuất thuốc lenacapavir điều trị HIV
- Kỳ thị là rào cản người nhiễm HIV tiếp cận dự phòng, điều trị
- Công tác phòng, chống HIV/AIDS còn nhiều khó khăn
- Hợp đồng xã hội, giải pháp hướng tới kiểm soát hiệu quả dịch HIV/AIDS
- 3 người nhiễm HIV sau khi trẻ hóa da bằng máu tự thân
- Phê duyệt dovato trị HIV cho thanh thiếu niên
- Tầm quan trọng của việc tập thể dục đối với người nhiễm HIV
- Lào Cai tăng cường các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS
- Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh HIV
- ‘Đau cũng là sống – Tự truyện của người 30 năm sống chung với HIV’
- Bác thông tin chủ shop quần áo nhiễm HIV 'kiêm' bán dâm, lây nhiễm cho nhiều người