Vĩnh Phúc: Trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS được chăm sóc tốt hơn
Thực hiện Quyết định số 570 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt kế hoạch hành động quốc gia vì trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS giai đoạn 2014 - 2020, tỉnh Vĩnh Phúc đã có nhiều hoạt động thiết thực, xây dựng các chính sách hỗ trợ, tuyên truyền giúp trẻ em nhiễm HIV/AIDS có cuộc sống tốt hơn và có thêm cơ hội hòa nhập cộng đồng.
Đặc biệt, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định 5263 phê duyệt Kế hoạch hành động vì trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS giai đoạn 2014 - 2020 với những mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể bảo đảm mọi trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS đều được chăm sóc, tư vấn thích hợp.
Đồng thời, tăng cường các nguồn lực để bảo vệ và chăm sóc tốt cho trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS; tạo sự chuyển biến về nhận thức, hành động cho các cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức, cá nhân và toàn xã hội về công tác phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS cho trẻ em.
Theo đó, từ năm 2018 đến nay, hơn 90% trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS được tiếp cận các dịch vụ tư vấn, chăm sóc sức khỏe; tiếp cận giáo dục, tư vấn hỗ trợ dinh dưỡng và phát triển thể chất, chăm sóc thay thế, vui chơi giải trí và hướng dẫn các chính sách xã hội theo quy định.
Ngoài ra, các địa phương cũng đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm thay đổi nhận thức, hành vi của cộng đồng về HIV/AIDS, giúp giảm kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS, nhất là trẻ em; tăng cường việc chăm sóc sức khỏe, khám và điều trị cho trẻ nhiễm HIV/AIDS và các hoạt động dự phòng lây truyền từ mẹ sang con, chẩn đoán sớm nhiễm HIV cho trẻ dưới 18 tháng tuổi, góp phần giảm tình trạng tử vong và chi phí điều trị.
Bên cạnh các chính sách đối với trẻ em nói chung, tất cả trẻ em trên địa bàn bị nhiễm hoặc bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS đều được hưởng những chính sách riêng của tỉnh như: Hỗ trợ học phí, hỗ trợ điều trị nhiễm trùng cơ hội; hỗ trợ 100% chi phí khám, điều trị HIV và các bệnh khác…
Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, công tác hỗ trợ, chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh còn gặp không ít khó khăn.
Nguyên nhân là do một số gia đình có người nhiễm HIV/AIDS không muốn công khai, không đưa trẻ em có nguy cơ cao đi xét nghiệm hoặc thường xuyên thay đổi chỗ ở gây ảnh hưởng đến việc cập nhật số liệu trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.
Ngoài ra, một số gia đình khi biết con, em mình bị nhiệm HIV đã từ chối chăm sóc, nuôi dưỡng; phạm vi hoạt động của các chương trình dự phòng, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS cho trẻ vẫn còn hạn chế, nhất là ở tuyến xã…
HƯƠNG THẢO(Theo báo Tiền Phong)
Bài viết liên quan | Xem tất cả
- An Giang tìm cách "tiếp cận" nhóm nam quan hệ đồng giới nhằm ngăn chặn dịch HIV
- Hơn 300 chữ ký kêu gọi Gilead mở rộng sản xuất thuốc lenacapavir điều trị HIV
- Kỳ thị là rào cản người nhiễm HIV tiếp cận dự phòng, điều trị
- Công tác phòng, chống HIV/AIDS còn nhiều khó khăn
- Hợp đồng xã hội, giải pháp hướng tới kiểm soát hiệu quả dịch HIV/AIDS
- 3 người nhiễm HIV sau khi trẻ hóa da bằng máu tự thân
- Phê duyệt dovato trị HIV cho thanh thiếu niên
- Tầm quan trọng của việc tập thể dục đối với người nhiễm HIV
- Lào Cai tăng cường các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS
- Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh HIV
- ‘Đau cũng là sống – Tự truyện của người 30 năm sống chung với HIV’
- Bác thông tin chủ shop quần áo nhiễm HIV 'kiêm' bán dâm, lây nhiễm cho nhiều người