Bất ngờ 4 nam sinh bị ghẻ giăng kín vùng sinh dục
Thông tin từ Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết, chỉ trong 2 tuần vừa qua, các bác sĩ nam khoa của đơn vị này đã khám và điều trị cho 4 ca bị ghẻ sinh dục.
Đáng nói, cả 4 ca này đều đang là sinh viên, khi các bác sĩ kiểm tra bộ phận sinh dục thì phát hiện đã bị ghẻ giăng kín.
Các bác sĩ Khoa Nam học và Y học giới tính của Bệnh viện cho biết, ghẻ là một bệnh kí sinh trùng, do những con ve siêu nhỏ có tên là Sarcoptes scabiei gây nên.
Ảnh minh họa
Với bệnh ghẻ vùng sinh dục, người bệnh sẽ thấy xuất hiện các nốt nhỏ li ti, nổi lên như mụn ở xung quanh dương vật và bìu. Phát ban ghẻ bắt đầu xuất hiện từ 4 - 6 tuần sau khi bị những con ve nhỏ này nhiễm vào.
Cùng với đó, ngứa dữ dội là một trong những triệu chứng chính của bệnh ghẻ. Đặc điểm đặc trưng của bệnh ghẻ là ngứa thường xảy ra về ban đêm, do cái ghẻ sinh sản trên bề mặt da, sau đó vùi mình vào da và đẻ trứng. Điều này cũng gây ra phát ban trông giống như mụn nhỏ. Phát ban là kết quả của phản ứng dị ứng của cơ thể người bệnh với cái ghẻ trên da. Cảm giác ngứa dữ dội cũng khiến người bệnh gãi quá mức, dẫn đến tình trạng nhiễm trùng da thứ phát.
Ngoài ra, ghẻ còn có thể xuất hiện ở kẽ ngón tay, chân hoặc bất kì vị trí nào trên cơ thể với các tổn thương và đặc điểm ngứa tương tự ở vùng sinh dục.
Bệnh ghẻ lây lan như thế nào?
Theo các bác sĩ, bệnh ghẻ có thể lây lan rất dễ và nhanh chóng. Nó chủ yếu lây qua tiếp xúc da với da. Quan hệ tình dục và có nhiều bạn tình có thể dẫn đến việc một trong các đối tác lây bệnh.
Một người khỏe mạnh cũng có thể bị ghẻ khi tiếp xúc với quần áo và giường bị nhiễm bệnh, nhưng trường hợp này ít phổ biến hơn. Ghẻ không truyền từ động vật sang người, chỉ khi tiếp xúc giữa người với người.
Các yếu tố nguy cơ lây ghẻ:
- Quan hệ tình dục hoặc tiếp xúc thân mật với người mắc bệnh
- Có nhiều bạn tình cũng sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh
- Vệ sinh kém có thể làm trầm trọng thêm tình trạng phát ban do làm tăng nguy cơ nhiễm trùng vì gãi.
Làm thế nào để chẩn đoán bệnh ghẻ?
Người bệnh sẽ được kiểm tra sức khỏe để xác định xem phát ban có phải là ghẻ hay không. Bác sĩ có thể lấy một mẫu da nhỏ bằng cách cạo bề mặt dương vật của người bệnh. Sau đó, mẫu được nhìn dưới kính hiển vi để xác nhận xem có mạt và trứng hay không.
Các tình trạng khác có thể bị nhầm lẫn với bệnh ghẻ bao gồm: Viêm da tiếp xúc; bệnh chàm; viêm nang lông; bọ chét cắn; bệnh giang mai…
Ghẻ là một bệnh lý có thể điều trị được. Nếu bệnh nhân bị ghẻ sinh dục, bác sĩ có thể khuyên nên tắm nước nóng hàng ngày và kê đơn các loại thuốc điều trị đặc hiệu.
Trong trường hợp bị ghẻ, để ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn, người bệnh cần thực hiện các việc làm sau:
- Giặt quần áo, khăn tắm và bộ đồ giường bằng nước nóng ít nhất là 50°C
- Làm khô tất cả các đồ đã giặt trên lửa lớn trong ít nhất 10 phút
- Hút bụi những đồ không thể giặt, bao gồm cả thảm và nệm
- Sau khi hút bụi, vứt bỏ túi chân không và làm sạch máy hút bằng thuốc tẩy và nước nóng.
Theo N.Mai (Gia đình & Xã hội)
Bài viết liên quan | Xem tất cả
- Nam giới không có tinh trùng có bị vô sinh?
- Tập thể hình có làm đàn ông… yếu đi?
- 'Cậu nhỏ' cong làm sao cho thẳng?
- Gặp họa bởi dùng máy hút chân không tăng kích cỡ 'cậu nhỏ'
- Tưởng bị thoát vị đĩa đệm, người đàn ông bất ngờ nhận chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt
- Uống nước lá hẹ có chữa được xuất tinh sớm?
- Bài thuốc đông y điều trị chứng rối loạn cương dương
- Rèn luyện sức khỏe bằng bài tập này, ung thư tuyến tiền liệt không còn là nỗi lo
- Hút thuốc lá ảnh hưởng thế nào đến chất lượng tinh trùng?
- Đậu phụ có làm suy giảm ham muốn tình dục?
- Nam thanh niên bị mắc kẹt đồ chơi tình dục dài 23 cm
- Nam giới đừng chủ quan khi bị xuất tinh sớm