Chỉ số PSA bao nhiêu cảnh báo nguy cơ ung thư tiền liệt tuyến?
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ. Bác sĩ Hoàng Thọ, bác sĩ ngoại tiết niệu bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.
Ung thư tiền liệt tuyến là bệnh lý phổ biến ở nam giới. Ở giai đoạn đầu ung thư tiền liệt tuyến không có triệu chứng rõ ràng nên rất khó phát hiện. Xét nghiệm PSA là phương pháp giúp phát hiện ung thư tiền liệt tuyến ngay từ những giai đoạn đầu. Chỉ số PSA được đánh giá là bước đột phá trong việc phát hiện và điều trị ung thư tiền liệt tuyến. Vậy chỉ số PSA là gì? Ý nghĩa của xét nghiệm PSA trong điều trị ung thư tiền liệt tuyến như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ về vấn đề này.
1. Những thông tin cơ bản về chỉ số PSA
PSA là một kháng nguyên đặc hiệu của tuyến tiền liệt được mã hóa bởi gen KLK3. PSA được tiết ra từ các tế bào biểu mô của tuyến tiền liệt và có khối lượng phân tử dao động từ 30.000 - 34.000 dalton.
Phần lớn PSA trong máu đều gắn với các protein huyết tương. Chỉ có khoảng 30% PSA tự do không gắn với các protein. Các PSA tự do này không có khả năng phân hủy protein. Đây chính là lý do chỉ số PSA được coi là dấu ấn của
ung thư tiền liệt tuyến.
Tỷ lệ chỉ số PSA tự do/PSA toàn phần được dùng để chẩn đoán ung thư tiền liệt tuyến nếu nồng độ PSA tự do nằm trong khoảng 4 - 10 ng/ml. Nếu tỷ lệ PSA tự do/PSA toàn phần dưới 15%, nguy cơ bị ung thư tiền liệt tuyến là rất cao.
2. Khi nào nên thực hiện xét nghiệm PSA?
Thực tế, không phải ai cũng được thực hiện xét nghiệm PSA. Phương pháp này chỉ được áp dụng trong một số trường hợp đặc biệt. Cụ thể như:
- Khi muốn sàng lọc ung thư tiền liệt tuyến. Nam giới từ 50 trở lên nên thực hiện xét nghiệm PSA hàng năm để sàng lọc và phát hiện bệnh sớm.
- Những người có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt cũng nên tiến hành sàng lọc ung thư tiền liệt tuyến từ năm 40 tuổi trở đi.
- Xét nghiệm PSA được dùng để theo dõi hiệu quả của quá trình điều trị ung thư tiền liệt tuyến cũng như nguy cơ tái phát bệnh. Tùy theo từng mức độ bệnh cụ thể, xét nghiệm PSA cần được theo dõi sau khi điều trị ung thư tiền liệt tuyến từ 6 đến 36 tháng.
3. Chỉ số PSA và những cảnh báo nguy cơ ung thư tiền liệt tuyến
Đối với người bình thường, chỉ số PSA toàn phần trong máu sẽ rất thấp (dưới 4 ng/mL). Tuy nhiên, càng lớn tuổi kích thước của tuyến tiền liệt sẽ càng tăng cao.
Chỉ số PSA là dấu ấn của ung thư tiền liệt tuyến. Cụ thể như sau:
- Khi nồng độ PSA trong máu tăng cao, nam giới có nguy cơ mắc ung thư tiền liệt tuyến. Giá trị giới hạn để chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt của chỉ số PSA toàn phần trong huyết tương ≥ 4ng/ml, độ đặc hiệu khoảng 91% và độ nhạy khoảng 21%.
- Khi mắc ung thư tiền liệt tuyến tốc độ tăng PSA toàn phần trong máu sẽ tăng nhanh hơn bình thường. Những người có tốc độ tăng PSA toàn phần từ 0.75 ng/mL/năm trở lên sẽ có nguy cơ mắc ung thư tiền liệt tuyến cao hơn.
- Những người có tốc độ tăng PSA < 0.75 ng/mL/năm có nguy cơ mắc bệnh tuyến tiền liệt lành tính.
Tuy nhiên, không phải cứ có nồng độ PSA trong máu tăng cao đồng nghĩa với việc bị mắc ung thư tiền liệt tuyến. Một số tình trạng bệnh lý khác cũng có thể dẫn đến tăng nồng độ PSA trong máu như: viêm tuyến tiền liệt, Phì đại tuyến tiền liệt lành tính , bí đái phải đặt sonde niệu đạo...
Do đó, để chẩn đoán chính xác hơn ung thư tiền liệt tuyến, người bệnh cần định lượng chỉ số PSA tự do và tỷ số PSA tự do/PSA toàn phần.
Thực tế, việc xác định tỷ số PSA tự do/PSA toàn phần giúp chẩn đoán và phân biệt hiệu quả những trường hợp bị ung thư tiền liệt tuyến.
Nếu nồng độ PSA toàn phần huyết tương tăng từ 4 lên 10 ng/mL, tỷ số PSA tự do/PSA toàn phần ≤ 0,15 sẽ giúp chẩn đoán ung thư tiền liệt tuyến với độ đặc hiệu khoảng 56,5% và độ nhạy 85%.
Đặc biệt, có khoảng 23% bệnh nhân mắc ung thư tiền liệt tuyến có tỷ số PSA tự do/PSA toàn phần dao động từ 0,15-0,19. Khoảng 9% bệnh nhân bị ung thư tiền liệt tuyến có tỷ số PSA tự do/PSA toàn phần ≥ 0,20.
Để bảo vệ sức khỏe, nam giới đặc biệt là những người có độ tuổi từ 50 trở lên cần thăm khám và thực hiện những xét nghiệm cần thiết để phát hiện và điều trị ung thư tiền liệt tuyến hiệu quả.
Xét nghiệm là một khâu thiết yếu trong quá trình chẩn đoán và điều trị cho người bệnh. Vì thế khoa xét nghiệm tại bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec được trang bị đầy đủ các thiết bị xét nghiệm đồng bộ và hiện đại đồng thời áp dụng các quy trình vận hành theo tiêu chuẩn y tế quốc tế cung cấp các dịch vụ xét nghiệm: “Chính xác, kịp thời, khách quan và tin cậy” mang lại sự lựa chọn hoàn hảo về chăm sóc sức khỏe hàng đầu cho người dân.
Ngoài ra, Vinmec là bệnh viện tư nhân đầu tiên tại Việt Nam cung cấp mô hình khám và điều trị các bệnh lý thận tiết niệu toàn diện với phương pháp khám/sàng lọc hiện đại, đã phẫu thuật thành công các bệnh lý tiêu hóa, tiết niệu – sinh dục, phụ khoa với tỉ lệ thành công lên tới 95%
Với mô hình này, Vinmec đã chuyển đổi từ mô hình phẫu thuật/điều trị truyền thống sang mô hình phẫu thuật/điều trị toàn diện, tích hợp các phương pháp ít xâm lấn, mang tới sự thay đổi tích cực trong việc điều trị các bệnh lý tiền liệt tuyến (Mỗi phương pháp điều trị đều có những ưu và nhược điểm riêng) bao gồm:
- Phẫu thuật ung thư tuyến tiền liệt bằng robot.
- Điều trị u phì đại tiền liệt tuyến bằng dao lưỡng cực Bipolar.
- Sinh thiết phát hiện ung thư tiền liệt tuyến bằng phương pháp đặc biệt, rút ngắn thời gian và tăng hiệu quả sinh thiết.
Bài viết liên quan | Xem tất cả
- Nam giới không có tinh trùng có bị vô sinh?
- Tập thể hình có làm đàn ông… yếu đi?
- 'Cậu nhỏ' cong làm sao cho thẳng?
- Gặp họa bởi dùng máy hút chân không tăng kích cỡ 'cậu nhỏ'
- Tưởng bị thoát vị đĩa đệm, người đàn ông bất ngờ nhận chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt
- Uống nước lá hẹ có chữa được xuất tinh sớm?
- Bài thuốc đông y điều trị chứng rối loạn cương dương
- Rèn luyện sức khỏe bằng bài tập này, ung thư tuyến tiền liệt không còn là nỗi lo
- Hút thuốc lá ảnh hưởng thế nào đến chất lượng tinh trùng?
- Đậu phụ có làm suy giảm ham muốn tình dục?
- Nam thanh niên bị mắc kẹt đồ chơi tình dục dài 23 cm
- Nam giới đừng chủ quan khi bị xuất tinh sớm