Cộng đồng LGBT đã đối phó với sự kỳ thị, phân biệt đối xử như thế nào?
Che giấu bản dạng giới và xu hướng tính dục
Đa phần những người thuộc cộng đồng LGBT khi nhận thức mình là ai, yêu ai sẽ rơi vào tình trạng này vì họ ý thức rằng nếu công khai sẽ gặp sự kỳ thị và phân biệt đối xử. Lường trước những khó khăn ấy, nhiều người lựa chọn giải pháp này để tránh những phản ứng tiêu cực từ gia đình và xã hội.
"Bơ đi mà sống"
Những người là LGBT đã công khai, đặc biệt là người chuyển giới – có thể hiện giới khác với giới tính sinh học sẽ phải chịu những ánh nhìn soi mói từ xung quanh. Việc "bị nhìn" như "một vật thể lạ" xảy ra từ trước đây – khi xã hội còn chưa cởi mở tới bây giờ - thời điểm mà xã hội bắt đầu nhận thức hơn về LGBT. Trước những ánh nhìn tò mò, soi mói, không nhiều thiện cảm hay bị trêu chọc, dè bỉu, kỳ thị, nhiều người thuộc cộng đồng đã lựa chọn cách phớt lờ, "bơ đi mà sống".
Việc mặc kệ, không phản ứng cũng như cách tự vệ cho người trong cộng đồng để tránh xa sự kỳ thị, phân biệt đối xử và có thể yên ổn hơn trong thế giới của mình. Có lẽ, khi đã "quá quen" với sự dè bỉu của dư luận, con người ta ngoài phớt lờ ra cũng không thể làm gì hơn.
Không kết nối với cộng đồng
Với những người thuộc cộng đồng LGBT, họ đã lựa chọn việc xa lánh cộng đồng chỉ vì không muốn ai biết mình thuộc nhóm thiểu số. Việc này bắt nguồn từ việc sợ sự kỳ thị, phân biệt đối xử.
Không kết nối với cộng đồng cũng là biểu hiện của sự kỳ thị, phân biệt đối xử. Rất nhiều người hoạt động cộng đồng chia sẻ rằng họ bị block nick bởi một người thuộc LGBT chỉ vì người kia có những nỗi lo sợ về chuyện "bị lộ". Chuyện này trước đây xảy ra khá nhiều, khoảng vài năm gần đây có thể đã ít hơn, tuy vậy, vẫn còn những người LGBT sống trong lo sợ mà không dám kết nối.
Chung tay vào các hoạt động cộng đồng vì quyền người LGBT
Sự kỳ thị, phân biệt đối xử chỉ bị đẩy lùi khi xã hội có thể tôn trọng sự khác biệt. Ở những nơi mà kiến thức về LGBT phổ biến hơn, mọi người cũng có những ánh nhìn tích cực hơn với cộng đồng, đồng thời thu hút kha khá những người có thể chung tay vào các hoạt động của cộng đồng góp phần thúc đẩy tôn trọng sự đa dạng.
Việc chung tay vào hoạt động cộng đồng cũng sẽ giúp chúng ta kết nối với nhiều người và giúp chúng ta có thêm can đảm được là chính mình.
Trên đây là một số lựa chọn của nhiều người trong cộng đồng LGBT đã làm để ứng xử với sự kỳ thị, phân biệt đối xử. Mỗi người một cuộc đời và có những lựa chọn riêng, vì vậy, không có cách ứng xử nào là tốt hay xấu, bởi lẽ nó phù hợp với mỗi con người, và thời điểm đó, chúng ta chỉ có thể làm như vậy mà thôi!
Hy vọng rằng, xã hội sẽ ngày một cởi mở, tôn trọng sự đa dạng và đẩy lùi sự bất công còn tồn đọng.
Theo Đời sống & Pháp lý
Bài viết liên quan | Xem tất cả
- Mỹ nam "Móng vuốt" hé lộ về vai diễn đồng tính "yêu thầm" Tuấn Trần
- Hai nam chính MV LGBT huyền thoại Kpop tái hợp, thêm một siêu phẩm đam mỹ sắp ra mắt?
- Cha mẹ làm gì khi một ngày biết con 'kết bạn' cùng giới, thuộc cộng đồng LGBT?
- Sống ở TP.HCM: Tây Thy bán bắp nướng trả ơn 'TP.HCM tốt với cộng đồng LGBT'
- Tú Tri bất ngờ chuyển hướng hát cải lương hậu ly hôn chồng đạo diễn LGBT
- Đám cưới nổi tiếng Cần Thơ: Hai chú rể gắn bó 7 năm, nhan sắc cực phẩm
- Nụ hôn gửi đường phố Sài Gòn của người LGBT
- Kristen Stewart lột xác với hình tượng 'nam tính hóa' trong phim về LGBT
- Thái Lan mở đường cho hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới
- Nam diễn viên Vbiz đang hẹn hò đồng giới với một người mẫu?
- Mong cái nhìn đồng cảm với người chuyển giới
- Quốc hội Hy Lạp thông qua dự luật về hôn nhân đồng giới