Đi ngoài ra máu, tưởng trĩ tái phát, người đàn ông không ngờ mắc ung thư
Đại tiện ra máu là tình trạng rất hay gặp ở những trường hợp đi khám tiêu hóa tại Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí.
Đại tiện ra máu là biểu hiện hay gặp của chảy máu tiêu hóa thấp, một số trường hợp chảy máu tiêu hóa cao như loét dạ dày chảy máu cũng có thể có tình trạng đại tiện ra máu. Trong đó chảy máu tiêu hóa thấp có thể do các nguyên nhân như: ung thư đại trực tràng, bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn, chảy máu túi thừa đại tràng, chảy máu ruột non... Các bệnh lý này sẽ có những tiên lượng bệnh, mức độ nguy hiểm khác nhau nhưng các bệnh lý dễ gây nhầm lẫn, nên người bệnh thường chủ quan không đi khám bệnh ngay khi có triệu chứng bất thường.
(Ảnh minh họa).
Trường hợp người bệnh T.V.B. 60 tuổi, địa chỉ tại Bắc Sơn – Uông Bí – Quảng Ninh. Người đàn ông này đại tiện thường xuyên có máu đỏ lẫn trong phân nhưng không thấy đau bụng, sốt, hay gầy sút cân. Nghĩ là do mắc bệnh trĩ mà người bệnh không đi khám.
Ngày 26/12/2022, tình trạng đại tiện ra máu không thuyên giảm, người bệnh đi khám tại Bệnh việnViệt Nam - Thụy Điển Uông Bí, được chỉ định nội soi trực tràng.
Qua nội soi các bác sĩ thấy cách rìa hậu môn khoảng 3cm có tổn thương loét sùi kích thước khoảng 30mm, bờ nham nhở, đáy có giả mạc bẩn, mủn bở, sinh thiết 6 mảnh tổn thương gửi giải phẫu bệnh. Kết quả giải phẫu bệnh là ung thư biểu mô tuyến biệt hóa vừa. Người bệnh được chỉ định nhập viện để điều trị.
Trường hợp khác là ông N.Đ.L. sinh năm 1946 ở Trưng Vương – Uông Bí, bị bệnh trĩ nhiều năm, thường xuyên đại tiện ra máu. Nghĩ vẫn là bệnh trĩ tái phát, người bệnh tự mua thuốc uống, nhưng tình trạng không đỡ. Người bệnh tới viện khám và được chỉ định nội soi đại trực tràng.
Khi nội soi các bác sĩ phát hiện tại đại tràng sigma có tổn thương u sùi thâm nhiễm gây chít hẹp một phần chu vi đại tràng trên đoạn dài khoảng 3cm, được sinh thiết tổn thương gửi giải phẫu bệnh. Kết quả giải phẫu bệnh ung thư biểu mô tuyến biệt hóa vừa và được chỉ định nhập viện điều trị.
Qua đây các bác sĩ cũng khuyến cáo người dân khi có triệu chứng đại tiện ra máu bất thường, đau bụng, gầy sút cân... cần thăm khám tại cơ sở y tế, không nên chủ quan, tránh để trường hợp bệnh đến giai đoạn muộn, khi đó khó khăn cho quá trình điều trị.
Theo HỒNG ANH (Tri thức & Cuộc sống)
Bài viết liên quan | Xem tất cả
- Nam giới không có tinh trùng có bị vô sinh?
- Tập thể hình có làm đàn ông… yếu đi?
- 'Cậu nhỏ' cong làm sao cho thẳng?
- Gặp họa bởi dùng máy hút chân không tăng kích cỡ 'cậu nhỏ'
- Tưởng bị thoát vị đĩa đệm, người đàn ông bất ngờ nhận chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt
- Uống nước lá hẹ có chữa được xuất tinh sớm?
- Bài thuốc đông y điều trị chứng rối loạn cương dương
- Rèn luyện sức khỏe bằng bài tập này, ung thư tuyến tiền liệt không còn là nỗi lo
- Hút thuốc lá ảnh hưởng thế nào đến chất lượng tinh trùng?
- Đậu phụ có làm suy giảm ham muốn tình dục?
- Nam thanh niên bị mắc kẹt đồ chơi tình dục dài 23 cm
- Nam giới đừng chủ quan khi bị xuất tinh sớm