Đi tìm nguyên nhân gây đồng tính
Nhóm người đồng tính còn được gọi chung bằng tên viết tắt LGBT, bao gồm: đồng tính nữ (Lesbian), đồng tính nam (Gay), song tính (Bisexual) bị thu hút bởi cả hai giới và chuyển giới (Transgender).
Làm thế nào để nhận diện được người đồng tính?
Đó là một loại “bệnh” hay “tình”? Và nếu là bệnh thật thì cách chữa trị, khắc phục như thế nào, còn là tình thì phải làm sao?... Ai cũng cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản để có cái nhìn đúng đắn và giúp người đồng tính hòa nhập được với xã hội.
Cho đến thời điểm này, không thể quy trọn vẹn hiện tượng đồng tính luyến ái cho nguyên nhân sinh học hay nguyên nhân tâm lý. Theo những nghiên cứu mới nhất, nhiều nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng, vùng đồ thị trên não của những người thuộc giới thứ 3 có sự khác biệt nhất định so với những người thuộc giới tính nam hay nữ rõ ràng. Như vậy, nguyên nhân sinh học có ảnh hưởng không nhỏ. Tuy vậy, chính môi trường gia đình, sự chăm sóc và cách giáo dục của bố mẹ và sự tương tác của cuộc sống xung quanh cũng là một yếu tố ảnh hưởng khá rõ đến biểu hiện của đồng tính.
Các nhóm đối tượng đồng tính
Có thể phân nhóm đối tượng này một cách đơn giản như sau: Nhóm đối tượng có biểu hiện bẩm sinh từ nhỏ; Nhóm đối tượng chuyển hướng vì thực sự tìm được chính mình; Nhóm đối tượng tự chấp nhận vào cuộc tự nguyện; Nhóm đối tượng chấp nhận đồng thuận bằng sự giả vờ vì một mục tiêu cá nhân vụ lợi nào đó. Đối tượng này thực sự rất đáng phải quan tâm vì những nguy hiểm nhất sẽ xảy ra xoay quanh mối quan hệ phức tạp này.
Làm gì để xác định giới tính?
Kiểm tra ngoại hình: Với kỹ thuật hình ảnh như siêu âm và hoạt động thăm khám trực tiếp, bác sĩ tìm hiểu đường sinh dục, tuyến sinh dục để xác định giới tính. Tiến hành các xét nghiệm di truyền học: Nhiễm sắc thể đồ (khảo sát bộ nhiễm sắc thể của bệnh nhân với tiêu chuẩn 46XX với nữ, 46XY với nam). Xét nghiệm xác định nồng độ trong máu của một loạt các hormon nam và nữ như FSH, LH, oestradiol, progesteron, prolactin, testosteron.
Khảo sát tâm lý về mặt tính cách, tâm lý xã hội, sở thích, thói quen bằng trò chuyện với bệnh nhân; đồng thời tìm hiểu mong ước của người thân về giới tính bệnh nhân.
Đồng tính có phải là bệnh?
Với nhóm đối tượng có biểu hiện bẩm sinh từ nhỏ, có thể phân biệt 2 thời kỳ mắc bệnh là thể bào thai (tức là mắc bệnh khi còn ở trong tử cung) và thể mắc bệnh sau khi sinh. Thực tế lâm sàng thường gặp thể bào thai, ít gặp thể sau khi sinh.
Thể nam hóa ở các bé gái: Chiếm tỷ lệ 60% các ca bệnh. Trường hợp thứ nhất, bệnh gây tăng tiết androgen trước khi phát triển hoàn chỉnh cơ quan sinh dục nên dẫn đến phát triển cơ quan sinh dục kiểu giả ái nam ái nữ. Biểu hiện trên cơ thể: âm vật phì đại giống như dương vật, môi lớn, môi bé to, âm đạo, tử cung không phát triển.
Trường hợp thứ hai, tăng tiết androgen sau khi đã biệt hóa các cơ quan sinh dục và các ống sinh dục, ở bé gái bị bệnh lúc này chỉ thấy phì đại âm vật.
Trường hợp thứ ba, tăng tiết androgen sau khi sinh: ở bé gái sơ sinh, cơ quan sinh dục phát triển bình thường, nhưng về sau, cơ quan sinh dục bị biến đổi tùy thuộc tình trạng rối loạn chức năng vỏ thượng thận. Vì vậy, trên lâm sàng có thể có các triệu chứng: trẻ mọc lông sớm theo kiểu đàn ông, âm vật phì đại, tử cung, tuyến vú không phát triển, rối loạn chu kỳ kinh nguyệt hoặc vô sinh.
Ở trẻ trai: Sau khi sinh, rối loạn phát triển sinh dục với các biểu hiện: phát triển sớm các triệu chứng sinh dục thứ phát, dương vật to, tuyến tiền liệt to, nhưng tinh hoàn không phát triển và không có hiện tượng tạo tinh trùng. Trẻ sớm có ham muốn sinh dục, cường dương, trường hợp bệnh xảy ra trong thời kỳ dậy thì, thường kèm tăng huyết áp.
Nhiều quốc gia đã chính thức loại bỏ đồng tính ra khỏi danh sách bệnh từ những năm đầu thập niên 80 thế kỷ 20. Theo đó, chỉ nên kết luận đây là một biểu hiện của xu hướng tình dục chứ không nên kết luận là sự biến thái hay suy đồi đạo đức. Vì vậy, người đồng tính rất cần sự cảm thông và chia sẻ của xã hội để sống hòa nhập.
BS. Đặng Lan(Theo báo suckhoevadoisong.vn)
Bài viết liên quan | Xem tất cả
- Mỹ nam "Móng vuốt" hé lộ về vai diễn đồng tính "yêu thầm" Tuấn Trần
- Hai nam chính MV LGBT huyền thoại Kpop tái hợp, thêm một siêu phẩm đam mỹ sắp ra mắt?
- Cha mẹ làm gì khi một ngày biết con 'kết bạn' cùng giới, thuộc cộng đồng LGBT?
- Sống ở TP.HCM: Tây Thy bán bắp nướng trả ơn 'TP.HCM tốt với cộng đồng LGBT'
- Tú Tri bất ngờ chuyển hướng hát cải lương hậu ly hôn chồng đạo diễn LGBT
- Đám cưới nổi tiếng Cần Thơ: Hai chú rể gắn bó 7 năm, nhan sắc cực phẩm
- Nụ hôn gửi đường phố Sài Gòn của người LGBT
- Kristen Stewart lột xác với hình tượng 'nam tính hóa' trong phim về LGBT
- Thái Lan mở đường cho hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới
- Nam diễn viên Vbiz đang hẹn hò đồng giới với một người mẫu?
- Mong cái nhìn đồng cảm với người chuyển giới
- Quốc hội Hy Lạp thông qua dự luật về hôn nhân đồng giới