Kích thước bình thường của tuyến tiền liệt
Tuyến tiền liệt là một bộ phận quan trọng của nam giới. Khi tuổi tác tăng lên, tuyến tiền liệt cũng gia tăng kích thước, gây nên bệnh phì đại tiền liệt tuyến. Vậy kích thước tiền liệt tuyến bình thường như thế nào, khi nào là phì đại tiền liệt tuyến?
1. Tuyến tiền liệt là gì?
Tuyến tiền liệt là một tuyến nhỏ, chỉ có ở nam giới, nằm sát dưới cổ bàng quang, bọc quanh lấy đoạn niệu đạo nối với cổ bàng quang.
2. Kích thước tiền liệt tuyến bình thường
Khi mới sinh, tiền liệt tuyến có kích thước bằng hạt đậu Hà Lan và tiếp tục phát triển cho đến khi 20 tuổi, lúc này có khối lượng 15-20g. Giai đoạn tuổi từ 30-45 khối lượng tuyến tiền liệt duy trì ổn định ở mức 20g. Kích thước tiền liệt tuyến bình thường lần lượt là: chiều rộng 4cm, chiều dài 3cm, đường kính trước sau khoảng 2cm.
3. Kích thước phì đại tiền liệt tuyến
Giai đoạn từ 45 tuổi trở lên tuyến tiền liệt phát triển không ổn định, kích thước dần phình to. Mức độ phì đại khác nhau ở mỗi người, bình thường tiền liệt tuyến có khối lượng trung bình 20g, ở người phì đại tiền liệt tuyến tăng thêm từ 30g - 80 g, thậm chí có người từ 100g - 200 g.
Qua thăm khám lâm sàng, bác sĩ có thể phát hiện tiền liệt tuyến phì đại, tuy nhiên việc đánh giá thể tích tuyến tiền liệt có vai trò rất quan trọng trong chẩn đoán và theo dõi điều trị, do đó siêu âm là phương pháp đánh giá được áp dụng rất rộng rãi với ưu điểm không gây sang chấn, thực hiện nhanh, chính xác, hiệu quả cao.
4. Dấu hiệu phì đại tiền liệt tuyến
- Đi tiểu khó: người bệnh có cảm giác buồn đi tiểu nhưng phải đứng một lúc mới có thể tiểu được, đồng thời dòng nước tiểu nhỏ, cảm giác tiểu tiện không có lực, có thể có đái rắt.
- Tiểu són: là tình trạng nước tiểu tự bài tiết không thể kiểm soát.
- Tiểu ngắt quãng: phì đại tiền liệt tuyến thường đi kèm với sự hình thành của sỏi bàng quang, làm cho quá trình đi tiểu bị ngắt quãng đột ngột, thay đổi tư thế lại đi tiểu được bình thường.
- Tăng số lần đi tiểu: khoảng cách giữa 2 lần đi tiểu ngắn, lúc nào cũng cảm giác buồn đi tiểu, gặp cả ban ngày và ban đêm, ảnh hưởng nghiêm trọng tới giấc ngủ của người bệnh.
Mặc dù phì đại tiền liệt tuyến không quá nguy hiểm và có thể điều trị giúp cải thiện đáng kể tình trạng rối loạn đi tiểu của bệnh nhân, cũng như có nhiều phương pháp can thiệp, nhưng giống như tất cả căn bệnh khác, phì đại tiền liệt tuyến cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời để tránh các biến chứng như sỏi bàng quang, nhiễm trùng tiết niệu tái diễn, bí tiểu mạn,... và có thể suy thận. Do đó, khi phát hiện triệu chứng của bệnh cần đến bác sĩ chuyên khoa thăm khám và điều trị kịp thời.
Theo vinmec.com
Bài viết liên quan | Xem tất cả
- Nam giới không có tinh trùng có bị vô sinh?
- Tập thể hình có làm đàn ông… yếu đi?
- 'Cậu nhỏ' cong làm sao cho thẳng?
- Gặp họa bởi dùng máy hút chân không tăng kích cỡ 'cậu nhỏ'
- Tưởng bị thoát vị đĩa đệm, người đàn ông bất ngờ nhận chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt
- Uống nước lá hẹ có chữa được xuất tinh sớm?
- Bài thuốc đông y điều trị chứng rối loạn cương dương
- Rèn luyện sức khỏe bằng bài tập này, ung thư tuyến tiền liệt không còn là nỗi lo
- Hút thuốc lá ảnh hưởng thế nào đến chất lượng tinh trùng?
- Đậu phụ có làm suy giảm ham muốn tình dục?
- Nam thanh niên bị mắc kẹt đồ chơi tình dục dài 23 cm
- Nam giới đừng chủ quan khi bị xuất tinh sớm