Người chuyển giới đầu tiên trên thế giới được phẫu thuật tái tạo âm đạo bằng da cá rô phi, chia sẻ cảm giác như 'phụ nữ đích thực'
Người phụ nữ Brazil, được biết đến với tên Maju (35 tuổi), là người chuyển giới đầu tiên trên thế giới được phẫu thuật tái tạo âm đạo bằng da cá rô phi.
Maju phát hiện mình là một cô gái mắc kẹt trong cơ thể đàn ông từ khi còn là thiếu niên. Cô quyết định tìm lại giới tính thật bằng một ca phẫu thuật tiến hành vào năm 1999.
Tuy nhiên, ca phẫu thuật này khiến bộ phận sinh dục của cô bị thu hẹp và đau đớn mỗi khi quan hệ tình dục. Điều đó khiến cô hết sức đau khổ, tự ti và buộc phải chia tay người chồng 12 năm đầu gối tay ấp cùng mình.
Maju (phải) là người chuyển giới đầu tiên trên thế giới được phẫu thuật tái tạo âm đạo bằng da cá rô phi. Giáo sư Leonardo Bezerra (trái) là người dẫn dắt cuộc phẫu thuật.
Sau khi ly hôn, Maju đến sống với mẹ ở Sao Paulo.
Tại đây, cô được nghe về một bác sĩ phẫu thuật ở Fortaleza, phía đông bắc Brazil. Vị bác sĩ này đã tạo ra âm đạo cho nhiều phụ nữ sinh ra không có bộ phận sinh dục bằng da cá nước ngọt.
Maju trải qua phẫu thuật tái tạo âm đạo vào ngày 23/4 vừa qua. Trong cuộc phẫu thuật mang tính cách mạng này, các bác sĩ rạch một vết mổ trên âm đạo rồi chèn khuôn bọc bằng da cá rô phi vào đó.
Khuôn này làm từ silicone, có hình dạng như một "tampon lớn" và sẽ được đặt vào cơ thể Maju trong 6 tháng để ngăn vách âm đạo của cô đóng lại.
Da cá rô phi được hấp thu vào cơ thể bệnh nhân và chuyển thành mô tương tự như đường âm đạo.
Trước đó, da cá được khử trùng, loại bỏ vảy và mùi tanh, được chiếu xạ để diệt virus. Khi tiếp xúc với cơ thể, da cá hấp thu được và chuyển thành mô tế bào bên trong "đường ống" tương tự như đường âm đạo.
Ba tuần sau phẫu thuật, Maju hồi hộp chờ đợi kết quả và cuối cùng cô cũng cảm thấy mình được sống như một "phụ nữ thực sự". Bác sĩ phẫu thuật tin rằng cô có thể quan hệ tình dục như bình thường trong vài tháng tới.
Ca phẫu thuật được thực hiện bởi các bác sĩ phẫu thuật tại Đại học Liên bang Ceará và do giáo sư Leonardo Bezerra đứng đầu.
Để tái tạo âm đạo, da cá được quấn quanh chiếc khuôn có hình dáng như bộ phận sinh dục.
Da cá rô phi có khả năng đàn hồi và chịu kéo giãn tốt.
Sau khi được khử trùng và chiếu xạ diệt virus, da cá được đóng gói chân không.
"Chúng tôi đã tạo ra một âm đạo có chiều dài, độ dày và độ rộng như âm đạo thật và bệnh nhân hồi phục cực kỳ tốt", giáo sư Bezerra nói.
"Cô ấy đi lại dễ dàng, không đau và đi tiểu bình thường. Một vài tháng nữa thôi, chúng tôi tin cô ấy có thể quan hệ tình dục".
Maju vui mừng nói: "Tôi hoàn toàn hồi hộp với kết quả. Lần đầu tiên trong đời tôi cảm thấy con người mình trọn vẹn và được sống như một phụ nữ thực thụ".
Trước Maju, giáo sư Bezerra từng phẫu thuật cho Jucilene Marinho vào tháng 4/2017.
Cô gái 23 tuổi này không may mắn sinh ra với Mayer-Rokitansky-Küster-Hause (MRKH) – một hội chứng quái ác khiến cô không có cổ tử cung, tử cung hay buồng trứng.
Ca phẫu thuật thành công rực rỡ và Marinho cho biết cô "cảm thấy thật tuyệt khi có được điều mà phần lớn phụ nữ coi là điều hiển nhiên" và giờ cô có thể tận hưởng đời sống tình dục "viên mãn" với bạn đời của mình.
Trước khi được sử dụng trong y tế, da cá rô phi phải trải qua quá trình khử trùng nghiêm ngặt tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Thuốc (NPDM), thuộc Đại học Liên bang Ceará.
Sau khi được khử trùng, da cá được chiếu xạ để tiêu diệt mọi loại virus còn sót lại. Sau đó, nó có thể được lưu trữ tới hai năm nếu để đông lạnh.
Điều này đồng nghĩa với việc da cá rô phi có thể được phân phối cho các trung tâm điều trị trên khắp thế giới.
Da cá rô phi cũng được sử dụng ngày càng nhiều trong việc trị bỏng do đặc tính giàu độ ẩm và collagen giúp tương tác với hệ miễn dịch của bệnh nhân để tăng tốc độ lành vết bỏng.
Da cá rô phi được chứng minh là đàn hồi hơn da lợn và có thể chịu được sự kéo giãn.
Tác dụng của da cá rô phi trong việc trị bỏng thậm chí còn sắp được thử nghiệm ngoài không gian khi Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) công bố trong tháng 5 này, họ đang lên kế hoạch thử nghiệm các mẫu da cá rô phi trên quỹ đạo để xem nó phản ứng thế nào dưới tác động của các yếu tố áp suất, bức xạ và vi trọng lực.
Theo tintuc.vn
Bài viết liên quan | Xem tất cả
- Mỹ nam "Móng vuốt" hé lộ về vai diễn đồng tính "yêu thầm" Tuấn Trần
- Hai nam chính MV LGBT huyền thoại Kpop tái hợp, thêm một siêu phẩm đam mỹ sắp ra mắt?
- Cha mẹ làm gì khi một ngày biết con 'kết bạn' cùng giới, thuộc cộng đồng LGBT?
- Sống ở TP.HCM: Tây Thy bán bắp nướng trả ơn 'TP.HCM tốt với cộng đồng LGBT'
- Tú Tri bất ngờ chuyển hướng hát cải lương hậu ly hôn chồng đạo diễn LGBT
- Đám cưới nổi tiếng Cần Thơ: Hai chú rể gắn bó 7 năm, nhan sắc cực phẩm
- Nụ hôn gửi đường phố Sài Gòn của người LGBT
- Kristen Stewart lột xác với hình tượng 'nam tính hóa' trong phim về LGBT
- Thái Lan mở đường cho hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới
- Nam diễn viên Vbiz đang hẹn hò đồng giới với một người mẫu?
- Mong cái nhìn đồng cảm với người chuyển giới
- Quốc hội Hy Lạp thông qua dự luật về hôn nhân đồng giới