CÔNG TY TNHH GIA TỘC RỒNG

Vươn Tầm Đỉnh Cao

Người song tính có phải là mốt?

 
TS Trần Thị Thu Hiền - Phó trưởng Khoa Giới và phát triển, Học viện Phụ nữ Việt Nam chia sẻ tại hội thảo.
TS Trần Thị Thu Hiền - Phó trưởng Khoa Giới và phát triển, Học viện Phụ nữ Việt Nam chia sẻ tại hội thảo.

TS Trần Thị Thu Hiền cho hay, người song tính (BI) là người có khả năng cảm thấy hấp dẫn về tình cảm, cảm xúc hay thể chất với cả hai giới. Song tính không liên quan đến ham muốn tình dục cao hay thấp, cũng không nhất thiết phải từng quen cả nam và nữ.

Người song tính có thể có cảm xúc hấp dẫn với cả nam và nữ nhưng chỉ quan hệ tình dục với một giới hoặc không hề có quan hệ tình dục. Sự hấp dẫn không nhất thiết phải được cân đo, cảm xúc với hai giới tính, không nhất thiết ngang nhau hoặc tồn tại trong cùng một thời điểm

“Nếu người song tính đang trong mối quan hệ với người khác giới, việc công khai có vẻ không cần thiết. Nếu họ có mối quan hệ với người cùng giới, thì việc công khai đôi khi lại bị hiểu lầm và nghi ngờ. Còn nếu họ không công khai thì lại bị hiểu là họ đang bối rối hoặc chưa quyết định” - TS Trần Thị Thu Hiền bày tỏ.

Phó trưởng Khoa Giới và phát triển nhìn nhận, người song tính phải thuyết phục những người mà mình công khai về xu hướng tính dục của mình. Họ luôn bị đóng trong các “khuôn” của đồng tính hoặc dị tính.

Người song tính cũng thường bị nhận xét là “người lưỡng lự, không dứt khoát, băn khoăn, muốn đặt “hai chân” ở hai nơi, lăng nhăng, tò mò, nhất thời, đang dần chuyển sang đồng tính hay dị tính, theo mốt, muốn gây chú ý.

Người song tính có phải là mốt? ảnh 1

Đề xuất giải pháp xóa bỏ kỳ thị và phân biệt đối xử với người song tính, TS Trần Thị Thu Hiền cho rằng, tất cả đều là tự nhiên. Cần hỗ trợ người song tính tự tin, chia sẻ và sự hiểu biết và cảm thông từ cộng đồng sẽ góp phần xoá bỏ những hiểu lầm không hay, vô cảm và xúc phạm cộng đồng song tính.

Người song tính có phải là mốt? ảnh 2

ThS Nguyễn Thị Kiều Trang - giảng viên Khoa Giới và Phát triển, Học viện Phụ nữ Việt Nam công bố kết quả khảo sát.

Tại Hội thảo “Vấn đề liên ngành, tính dục và bình đẳng giới” do Học viện Phụ nữ Việt Nam tổ chức, ThS Nguyễn Thị Kiều Trang - giảng viên Khoa Giới và Phát triển của Học viện cho biết, trong số 50 người đồng tính nữ tại Hà Nội tham gia trả lời bảng khảo sát, chỉ có 62% đã tiết lộ hoặc bị phát hiện xu hướng tính dục của bản thân cho một hoặc một vài người không trong cộng đồng LGBT. Trong số 62%, chỉ có 58,1% gia đình đã biết chuyện họ là người đồng tính.

Đáng nói, thái độ phản ứng từ gia đình mà xu hướng đồng tính nữ thể hiện khi họ tiết lộ xu hướng tính dục của bản thân là:

100% cảm thấy sốc/đau khổ

 

91,7% cảm thấy lo lắng/hoang mang

87,5% cảm thấy thất vọng

80,8% cảm thấy sợ hãi/hoảng loạn

66,7% cảm thấy tức giận

Chỉ có 21,7% cảm thấy vui vẻ/hòa đồng

20,8% cảm thấy bình tĩnh

16,7% cảm thấy tôn trọng khi người đồng tính nữ công khai xu hướng tính dục của bản thân.

 Theo giaoducthoidai

Chat facebook
Nhắn tin zalo
Gọi
SMS