CÔNG TY TNHH GIA TỘC RỒNG

Vươn Tầm Đỉnh Cao

TẤT TẦN TẬT THÔNG TIN CÁC THUẬT NGỮ TRONG LGBT CẦN NẮM RÕ

1. Khái niệm các thuật ngữ trong LGBT là gì?

Năm 1990, LGBT đã được xác nhận là thuật ngữ đại diện cho cộng đồng gồm những người có khuynh hướng giới tính đặc biệt. Đây là cụm từ viết tắt cho các chữ cái: Lesbian (đồng tính nữ), Gay (đồng tính nam), Bisexual (song tính), Transgender (chuyển giới). Họ đại diện cho các cộng đồng có xu hướng tình cảm và tính dục khác nhau.

Đến năm 2016, theo nghiên cứu của tổ chức GLADD cụm từ LGBTQ đã thay thế LGBT và trở nên phổ biến hơn vì nó thể hiện sự đang dạng xu hướng tính dục của cộng đồng. Ngoài ra còn một số biến thể khác cho cụm từ này như LGBTI, LGBT+, LGBTQI+,…

Các thuật ngữ thường được sử dụng trong cộng đồng LGBT

Các thuật ngữ thường được sử dụng trong cộng đồng LGBT

2. Giải đáp về các thuật ngữ trong LGBT

Theo thời gian, cộng đồng LGBT ngày một phát triển và mở rộng. Do vậy, rất nhiều thuật ngữ mới ra đời để thể hiện sự đa dạng của họ.

2.1 Lesbian (đồng tính nữ)

Đồng tính nữ hay tiếng Anh gọi là Lesbian là thuật ngữ dùng để mô tả những người sinh ra có giới tính sinh học là nữ, luôn cảm nhận bản thân mình là nữ. Tuy nhiên, họ có xu hướng bị hấp dẫn về mặt tình cảm và tình dục với những người cùng giới với mình.

2.2 Gay viết tắt của đồng tính nam

Gay hay còn gọi là đồng tính nam là từ dùng để chỉ những người sinh ra có giới tính sinh học là nam, họ luôn rung động và hấp dẫn tình dục với người cùng giới với mình. Và họ không có suy nghĩ mình hay bạn tình là nữ nên họ không có nhu cầu chuyển giới.

2.3 Transgender có nghĩa là người chuyển giới

Transgender hay người chuyển giới là những người có cảm nhận về giới hay bản dạng giới khác với giới tính khi sinh ra. Ví dụ sinh ra là nữ nhưng cảm nhận bản thân là nam và ngược lại.

Không phải cứ thực hiện phẫu thuật chuyển giới thì mới được coi là transgender bởi điều quan trọng nhất ở đây là cách họ cảm nhận mình là ai và khát khao trở thanh người như thế nào.

2.4 Bisexual (song tính)

Song tính là thuật ngữ dùng để mô tả những người có xu hướng tính dục với cả nam và nữ, tức là có thể yêu đương với cả hai giới. Nhưng không đồng nghĩa họ “bắt cá hai tay”, yêu hai giới cùng lúc. Thực tế, họ sẽ yêu giới tính có nhiều cảm xúc với họ hơn.

2.5 Androgyne

Đây là thuật ngữ xuất phát từ tiếng Hy Lạp cổ, “andr” – nghĩa là nam, “gyne” – nghĩa là nữ. Thuật ngữ này dùng để chỉ những người có thần thái của cả nam và nữ nhưng không xác định rõ giới tính mình là nam hay nữ. Đây là thuật ngữ xa xưa nhất lý giải về khái niệm song tính và lưỡng tính

2.6 Androgyny

Androgyny là thuật ngữ được sử dụng nhiều trong phong cách thiết kế thời trang, giống như thời trang unisex tức là thể hiện hai giới trong một phong cách. Phong cách này ra đời vào năm 1990 và nhận được nhiều lời khen ngợi từ phía công chúng bởi sự sáng tạo, độc đáo.

2.7 Andro

Andro là từ được lesbian sử dụng khi không muốn phân biệt mình là butch hay femme. Nói một cách dễ hiểu, là người đồng tính nữ nhưng muốn đóng vai trò là nam giới trong mối quan hệ.

2.8 Asexual (vô tính)

Người vô tính là những người không bị hấp dẫn hoặc ít bị hấp dẫn về mặt tình cảm hay tình dục với bất kỳ giới nào. Họ có thể không đặt mình vào bất kỳ nhóm nào hoặc không chắc chắn về mặt tính dục của mình. Nhưng không có nghĩa là không thể “cảm nắng” hay không quan hệ tình dục, điều này phụ thuộc vào nhu cầu của họ mà thôi.

2.9 Bản dạng giới

Bản dạng giới hay còn được gọi là nhận dạng giới, là những suy nghĩ, nhận thức, trải nghiệm của một người về giới tính của bản thân. Nhận dạng giới có thể trùng hoặc khác với giới tính sinh học (giới tính khi sinh ra được thể hiện qua ngoại hình và bộ phận sinh dục).

Một người sinh ra là nam có thể cảm nhận bên trong mình là nam và ngược lại.

2.10 BDSM

BDSM là viết tắt của của các cụm từ tiếng Anh: Bondage and Discipline, Dominance and Submission, Sadism and Masochism dùng để chỉ những hình thức quan hệ giữa những người tham gia hoạt động tình dục. BDSM không có nghĩa là bạo dâm, tra tấn khi quan hệ tình dục bởi thông thường đây là hành vi xuất phát từ sự tự nguyện và giúp quan hệ kích thích, hấp dẫn hơn.

2.11 Butch

Butch là từ dùng để chỉ những người đồng tính nữ có vẻ ngoài như nam giới, có cơ bắp, cách ăn mặc và hành động mạnh mẽ như người đàn ông.

2.12 Soft – butch

Soft – butch (viết tắt là sb) gần giống như butch, cũng chỉ những lesbian có vẻ ngoài nam tính nhưng mức độ không bằng butch. Trong mối quan hệ, họ thường đóng vai trò là phái yếu.

2.13 Chứng sợ đồng tính

Homophobia là tên tiếng Anh của chứng sợ đồng tính. Nó bao gồm những ý nghĩ, hành động tiêu cực như ác cảm, ghê tởm, sợ hãi, định kiến, phân biệt với người hoặc nhóm người thuộc cộng đồng LGBT.

Homophobia có thể xuất phát từ văn hóa tôn giáo, từ nỗi ám ảnh tâm lý nào đó nhưng đây được coi là một hành vi phân biệt đối xử với người đồng tính.

2.14 Come out

Come out là một cụm từ quen thuộc trong cộng đồng LGBT, là một hành động công khai xu hướng tính dục hay bản dạng giới của bản thân với gia đình, bạn bè, xã hội,… Come out không phải là một câu nói mà nó là một quá trình bởi họ cần phải chuẩn bị tâm lý, chuẩn bị kế hoạch trước khi công khai xu hướng tính dục với mọi người. Thông thường, quá trình này khá khó khăn đòi hỏi họ phải có tinh thân thật tốt để đón nhận những điều tốt (hoặc xấu) diễn ra sau đó.

2.15 Demisexual (á tính)

Á tính là hay còn gọi là người khuyết tính – một thuật ngữ mới mẻ trong cộng đồng LGBT. Nó dùng để mô tả những người chỉ bị thu hút về mặt tình cảm, tình dục với các mối quan hệ thân thiết chứ không phải vì giới tính hay ngoại hình của đối phương. Cảm xúc luôn là yếu tố quan trọng để quyết định về việc hấp dẫn tình dục với đối phương.

2.16 Domestic partner hay còn gọi là bạn đời chung thân

Domestic partner được tạm dịch là bạn đời chung thân, tức là chỉ mối quan hệ được luật pháp công nhận giống như là “kết hôn”. Thay vì là kết hôn khác giới được luật pháp cho phép thì mối quan hệ chỉ được một số ít quốc gia thừa nhận.

2.17 Ex-gay

Đây là từ trong từ điển Tiếng Việt, được hiểu là một người nam giới có tình cảm, khuynh hướng tình dục và bị thu hút bởi những người cùng giới với mình.

2.18 Gei

Gei là một “từ lóng” để chỉ những cô gái thích người khác giới nhưng nhất thời có thể thích người cùng giới. Đây được xem như là một sự ngưỡng mộ, thần tượng ai đó vì ngoại hình, tính cách nên họ không cần phải xác định quan hệ yêu đương nghiêm túc.

2.19 Intersex (giao tính)

Intersex được gọi là liên giới tính, chỉ những người có cấu trúc sinh dục bên trong hoặc bên ngoài không khớp với giới tính khi sinh ra. Ví dụ sinh là nam nhưng lại có cơ quan sinh sản như tử cung, buồng trứng của nữ và ngược lại. Đây là những người bị rối loạn một số yếu tố để xác định giới tính: bộ nhiễm sắc thể, nội tiết tố giới tính, cơ quan sinh dục, sinh sản,…

2.20 Khuynh hướng tình cảm

Là cụm từ để chỉ những cảm xúc bị hấp dẫn bởi người khác. Có rất nhiều yếu tố tạo nên khuynh hướng tình cảm như: hấp dẫn vì sự lãng mạn, hấp dẫn về tình dục, hấp dẫn về ngoại hình, hấp dẫn về trí tuệ, hấp dẫn về cảm xúc,… Một người có thể có nhiều khuynh hướng tình cảm khác nhau và nó không cố định mà sẽ thay đổi theo thời gian, độ tuổi hay giai đoạn.

2.21 LGBTQ

Là thuật ngữ chỉ cộng đồng LGBT nhưng được mở rộng thêm xu hướng tính dục mới là Q (viết tắt của Queer – chỉ những người chưa xác định được giới và không thừa nhận mình thuộc các nhóm L, G, B, T).

2.22 LGBTQIA+

Vẫn là cụm từ chỉ cộng đồng LGBT nhưng được mở rộng nhiều hơn như Queer, Intersex (liên giới tính), Asexual (vô tính) để thể hiện sự đa dạng về các khuynh hướng tình cảm, tình dục và cũng là để xã hội nhận biết về sự hiện diện của các nhóm cộng đồng này.

2.23 Liệu pháp chuyển đổi

Đây là một cụm từ được dùng đến khi xã hội vẫn còn cho rằng đồng tính luyến ái là một căn bệnh và cần được chữa trị. Liệu pháp này bao gồm nhiều phương pháp khác nhau nhằm thay đổi xu hướng tính của một người đúng với giới tính sinh ra của họ như tư vấn tâm lý, tư vấn tinh thần, điều trị nội tiết tố giới tính,… Tuy nhiên, liệu pháp này đã bị lên án khi WHO bác bỏ đồng tính ra khỏi danh mục bệnh tâm thần.

2.24 Lưới khảo sát Klein

Lưới khảo sát Klein hay được gọi là lưới khảo sát khuynh hướng tình dục được sáng chế ra nhằm mục đích đo lường chính xác nhất xu hướng tính dục của con người. Bạn sẽ cần trả lời 7 câu hỏi tương ứng với điểm từ 1-7 để thể hiện tình trạng tình dục của mình đang ở mức nào.

2.25 MSM

MSM được tạm dịch là những người nam giới bị hấp dẫn tình dục với nam giới nhưng không xác định rằng họ có phải đồng tính nam hay không.

2.26 WSW (woman who have sex woman)

Tương tự như MSM, WSW là những nữ giới có quan hệ tình dục với nữ giới chứ không cho rằng họ là đồng tính nữ.

2.27 Pansexual/ Omnisexual

Trong tiếng Hy Lạp cổ “pan” có nghĩa là tất cả. Pansexual là chỉ những người bị thu hút tình dục, tình cảm bởi cái đẹp, những điều lãng mạn hay ham muốn hưng phấn với một người bất chấp giới tính của họ. Đối phương có thể là người đồng tính, song tính, nam, nữ, chuyển giới, liên giới,…

2.29 Queer

Queer có nghĩa là khác biệt, khác lạ, kỳ quặc. Đây là thuật ngữ để chỉ cộng đồng những người không xác định xu hướng tính dục cũng như bản dạng giới giống với bất kỳ nhóm nào. Nói đơn giản, họ muốn sống khách với số đông và làm khác với lẽ thông thường.

2.30 Sexting

Đây là một từ lóng để chỉ một trào lưu chụp ảnh nóng hoặc nội dung liên quan đến tính dục và gửi qua điện thoại cho nhau.

2.31 SOGIE (SOGIESC)

SOGIE là cụm từ viết tắt của 4 yếu tố cấu thành nên giới tính, bao gồm:

  • Sexual Orientation (xu hướng tính dục): bị thu hút tình cảm và tình dục với ai
  • Gender Identity (bản dạng giới): cách suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về giới tính mình muốn
  • Gender Expression (thể hiện giới): cách thể hiện với thế giới bên ngoài qua ngoại hình, ăn mặc, cử chỉ,…
  • Sex Characteristics (giới tính sinh học): giới tính khi sinh ra được xác định bằng ngoại hình và bộ phận sinh dục

2.22 Thang đo Kinsey

Đây là thang đo mức độ đồng tính – dị tính của một người thông qua các mức độ từ 0 đến 6. Ngoài ra, thang còn có thêm mức X để chỉ những người vô tính không có cảm xúc, ham muốn tình dục với bất kỳ ai.

2.23 Tomboy

Tomboy để nói về những cô gái có tính cách và hành vi giống nam giới, biểu hiệu rõ rệt nhất là cách ăn mặc, mái tóc có phần nam tính, mạnh mẽ. Tomboy có thể lesbian, bisexual hay là nữ giới.

2.24 Tom suay

Đây là cách gọi của người Thái Lan dành cho butch hoặc tomboy có phong cách cool ngầu, chất chơi.

Có những từ lóng chỉ cộng đồng LGBT mới hiểu được

Có những từ lóng chỉ cộng đồng LGBT mới hiểu được

3. Khó khăn trong việc bảo vệ sức khỏe của cộng đồng LGBT tại Việt Nam

Tại Việt Nam, vẫn chưa có nhiều cơ sở y tế dành riêng cho cộng đồng LGBT dẫn đến việc sức khỏe của họ chưa được quan tâm, chú trọng. Do vậy, họ gặp khá nhiều vấn đề và khó khăn cho việc thăm khám sức khỏe của bản thân.

3.1 Chăm sóc sức khỏe tâm thần

Hiện nay, nhiều người vẫn có hành vi, thái độ phân biệt đối xử và kỳ thị với cộng đồng LGBT. Điều này khiến họ luôn mang mặc cảm, cảm thấy tổn thương vì bị xã hội xa lánh, bỏ rơi nên nhiều người rơi vào trạng thái lo âu, trầm cảm, sợ hãi.

Đặc biệt nhất là tình yêu đồng giới không được xã hội chấp nhận khiến họ càng thêm tổn thương, dễ bị lạm dụng tình dục. Nhiều người mắc chứng bệnh tâm lý nhưng lại e ngại không dám đi khám, chia sẻ với ai khiên bệnh tình ngày một trầm trọng hơn. Do vậy, nếu phát hiện có vấn đề về sức khỏe tinh thần đừng ngần ngại đến các cơ sở y tế thân thiện với cộng đồng LGBT để được tư vấn điều trị kịp thời.

3.2 Bảo vệ bản thân trước các mầm bệnh lây nhiễm qua đường tình dục

Theo kết quả nghiên cứu, những người thuộc cộng đồng LGBT có nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến đường tình dục rất cao. Đơn giản vì họ ngại không đi khám sức khỏe và cũng thiếu hiểu biết về vấn đề này. Do đó, để bảo vệ bản thân khỏi các bệnh lây nhiễm như HIV thì nên lưu ý một số điều sau:

  • Quan hệ tình dục an toàn bằng cách sử dụng bao cao su, gel bôi trơn
  • Không quan hệ với nhiều người mà hãy chung thủy với một bạn tình
  • Tiêm chủng để ngăn ngừa các bệnh như viêm gan B, virus HPV
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện những dấu hiệu bất thường sớm nhất

3.3 Luôn tìm kiếm sự giúp đỡ khi sử dụng chất kích thích

Để tăng cường ham muốn, nhiều người thuộc cộng đồng LGBT lựa chọn sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,… Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn khiến họ mất kiểm soát khi quan hệ dẫn đến các tình huống xấu.

Nếu bạn thường xuyên sử dụng chất kích thích thì hãy liên hệ ngay với các trung tâm sức khỏe cộng đồng, các cơ sở y tế công cộng gần nhất để nhận được sự giúp đỡ nhanh chóng.

3.4 Nạn bạo hành của cộng đồng LGBT

Bạo hành là vấn đề thường xuyên xảy ra trong bất kỳ mối quan hệ nào. Mặc dù nhận ra nhưng họ vẫn luôn tìm cách giấu kín bởi sợ bị phân biệt, kỳ thị, sợ bị người khác tiết lộ xu hướng tính dục của mình với người xấu. Nhưng nếu không thoát ra khỏi điều này sớm, bạn sẽ rơi vào trạng thái lo âu, rối loạn tinh thần, trầm cảm. Vậy nên, nếu thấy mình hoặc bạn mình có dấu hiệu bị bạo hành hãy tìm sự giúp đỡ từ những người bạn tin tưởng nhất.

3.5 Luôn kiểm tra sức khỏe định kỳ

Nhiều người trong cộng đồng LGBT hiện nay vẫn còn e ngại mỗi khi đến các cơ sở y tế thăm khám sức khỏe, một phần do các cơ sở này vẫn chưa có khoa khám bệnh riêng cho LGBT nên còn tồn tại nhiều hành vi phân biệt đối với họ.

Có những từ ngữ bạn cần cân nhắc khi nói về cộng đồng LGBT

Có những từ ngữ bạn cần cân nhắc khi nói về cộng đồng LGBT

Tuy nhiên, kiểm tra sức khỏe định kỳ là điều quan trọng nhất giúp bạn phòng ngừa những rủi ro tốt nhất. Hãy tìm hiểu cơ sở y tế bạn thấy uy tín và thân thiện với cộng đồng LGBT để được các chuyên gia tư vấn cách chăm sóc sức khỏe cho bản thân bạn nhé.

Với sự phát triển mỗi ngày, các thuật ngữ trong LGBT ngày càng đa dạng, phong phú hơn. Qua bài viết này, hi vọng bạn đã có cái nhìn toàn diện về cộng đồng LGBT để hiểu hơn về họ, để luôn tôn trọng và giúp đỡ họ tự tin sống là chính mình.

Theo transgender.com.vn

Chat facebook
Nhắn tin zalo
Gọi
SMS