Testosterone thấp làm giảm 'bản lĩnh đàn ông', bổ sung thế nào cho an toàn?
1.Các triệu chứng của testosterone thấp
Không có đủ testosterone trong cơ thể có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Các dấu hiệu phổ biến của testosterone thấp bao gồm:
- Mất hoặc suy giảm ham muốn tình dục
- Rối loạn cương dương (không có khả năng đạt được hoặc duy trì sự cương cứng)
- Giảm số lượng tinh trùng
- Mệt mỏi hoặc giảm năng lượng
- Giảm khối lượng cơ
- Tăng mỡ trong cơ thể
- Giảm kích thước của tinh hoàn
- Khó chịu, khó tập trung và trầm cảm
- Nóng bừng
Ở phụ nữ, giảm testosterone có thể gây ra:
- Giảm ham muốn tình dục
- Giảm khối lượng cơ bắp
- Mệt mỏi
- Loãng xương
- Khó tập trung
- Chu kỳ kinh nguyệt không đều
2. Nguyên nhân gây suy giảm testosterone
Testosterone là hormone sinh dục tự nhiên được sản xuất ở tinh hoàn của nam giới. Một lượng nhỏ testosterone cũng được sản xuất ở buồng trứng và tuyến thượng thận của phụ nữ.
Nồng độ testosterone trong cơ thể dao động tự nhiên. Tuổi cao, lão hóa là nguyên nhân phổ biến nhất. Theo thời gian, các cơ quan trong cơ thể bị lão hóa, không sản xuất đủ lượng testosterone cần thiết, để cơ thể hoạt động bình thường. Ước tính, lượng testosterone giảm trung bình từ 1-2% mỗi năm và chỉ còn khoảng 70% ở tuổi 50 và 50% ở tuổi 70. Tuổi càng cao thì tốc độ suy giảm testosterone diễn ra càng nhanh hơn. Điều này cũng ảnh hưởng đến phụ nữ bị thiểu năng sinh dục thường đi kèm với thời kỳ mãn kinh.
Tuy nhiên, một loạt các rối loạn, bệnh tật và các vấn đề sức khỏe khác cũng có thể gây ra lượng testosterone thấp.
Một số tình trạng sức khỏe phổ biến gây giảm testosterone:
-Tổn thương tinh hoàn: Làm gián đoạn hoặc ngừng hoàn toàn việc sản xuất testosterone, dẫn đến giảm testosterone.
-Tình trạng mãn tính: Các vấn đề sức khỏe mạn tính như đái tháo đường type 2, béo phì, rối loạn giấc ngủ, bệnh gan và thận, HIV/AIDS… đều có thể dẫn đến lượng testosterone thấp.
-Rối loạn nội tiết tố và di truyền: Nồng độ hormone prolactin cao, rối loạn tuyến giáp, khối u hoặc rối loạn chức năng của tuyến yên… dẫn đến mức testosterone thấp.
Những loại thuốc có thể gây giảm testosterone
Testosterone thấp cũng có thể phát sinh do tác dụng phụ của thuốc hoặc phương pháp điều trị. Chúng bao gồm:
-Điều trị ung thư: Xạ trị và thuốc hóa trị ung thư có thể gây nhiều tác dụng phụ. Việc điều trị ung thư tinh hoàn có liên quan đến giảm testosterone.
-Opioids: Nhóm thuốc này bao gồm oxycodone, hydrocodone và nhiều loại thuốc khác, được kê đơn để kiểm soát cơn đau từ vừa đến nặng. Opioids có nhiều tác dụng phụ, trong đó có gây giảm testosterone… và nên được sử dụng một cách cẩn trọng, vì khả năng gây nghiện của thuốc.
-Corticosteroid: Có thể giúp kiểm soát tình trạng viêm và sưng khớp. Đây là một điều trị phổ biến cho bệnh viêm khớp...
3. Cách điều trị testosterone thấp
Điều trị testosterone thấp chủ yếu liên quan đến liệu pháp thay thế testosterone (TRT), sử dụng các công thức tổng hợp của hormone này. Chúng bao gồm nhiều dạng khác nhau:
Lưu ý, người bệnh không tự ý dùng liệu pháp thay thế hormone để điều trị. Để chẩn đoán testosterone thấp, bên cạnh viện đánh giá thể chất và xem xét các triệu chứng của người bệnh, bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm đo lượng testosterone trong máu của bệnh nhân. Trong quá trình điều trị cần được bác sĩ theo dõi chặt chẽ và xét nghiệm nồng độ testosterone máu cả trước và trong quá trình điều trị.
Ngoài ra, điều trị các tình trạng và bệnh cơ bản và điều chỉnh thuốc có thể khôi phục mức testosterone. Kiểm soát bệnh béo phì bằng cách cải thiện chế độ ăn uống, ngủ ngon và kết hợp tập thể dục, cũng là một biện pháp khắc phục tình trạng này.
4.Tác dụng phụ của liệu pháp thay thế hormon
Liệu pháp thay thế hormone có thể gây ra một số tác dụng phụ nhất định, vì vậy hãy đảm bảo rằng bạn đang tuân theo chỉ định của nhà cung cấp. Liệu pháp này có thể gây ra:
- Giảm tinh trùng
- Tăng hồng cầu
- Mụn
- Ngưng thở khi ngủ (hiếm gặp)
Theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), liệu pháp thay thế hormone cũng có nguy cơ gây đột quỵ hoặc bệnh tim...
Bài viết liên quan | Xem tất cả
- Nam giới không có tinh trùng có bị vô sinh?
- Tập thể hình có làm đàn ông… yếu đi?
- 'Cậu nhỏ' cong làm sao cho thẳng?
- Gặp họa bởi dùng máy hút chân không tăng kích cỡ 'cậu nhỏ'
- Tưởng bị thoát vị đĩa đệm, người đàn ông bất ngờ nhận chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt
- Uống nước lá hẹ có chữa được xuất tinh sớm?
- Bài thuốc đông y điều trị chứng rối loạn cương dương
- Rèn luyện sức khỏe bằng bài tập này, ung thư tuyến tiền liệt không còn là nỗi lo
- Hút thuốc lá ảnh hưởng thế nào đến chất lượng tinh trùng?
- Đậu phụ có làm suy giảm ham muốn tình dục?
- Nam thanh niên bị mắc kẹt đồ chơi tình dục dài 23 cm
- Nam giới đừng chủ quan khi bị xuất tinh sớm