Thái Lan: Dự luật Bình đẳng hôn nhân sẽ được trình Quốc hội vào tháng 12
Phát ngôn viên chính phủ Thái Lan cho biết tại cuộc họp báo ở Bangkok rằng, đề xuất sửa đổi Bộ luật Dân sự và Thương mại sẽ thay thế các thuật ngữ như “nam và nữ” hoặc “vợ và chồng” bằng các từ “cá nhân” hoặc “vợ chồng”, điều này sẽ cho phép các cặp kết hôn đồng giới nhận được các quyền giống như các cặp đôi dị tính.
Mặc dù Thái Lan từ lâu đã nổi tiếng với nền văn hóa LGBT sôi động, tại đó, người dân khá thoải mái trong việc công khai xu hướng tính dục của mình, nhưng luật pháp nước này vẫn chưa công nhận các cặp đồng giới, những người thiếu quyền bình đẳng trong các vấn đề như nhận con nuôi và hôn nhân.
Vào năm 2021, Tòa án Hiến pháp của đất nước đã ra phán quyết rằng luật hôn nhân hiện hành, chỉ công nhận các cặp đôi dị tính, là hợp hiến, nhưng cũng kêu gọi Quốc hội soạn thảo luật bao để công nhận các quyền của người đồng tính.
Bình đẳng hôn nhân là vấn đề xã hội hiếm hoi được Thủ tướng Srettha Thavisin ưu tiên kể từ khi nhậm chức hồi tháng 8. Thủ tướng đã tránh đề cập đến những vấn đề gây tranh cãi hơn - chẳng hạn như luật phỉ báng hoàng gia gây tranh cãi - để tập trung hơn vào việc phục hồi nền kinh tế trong nước và thu hút đầu tư nước ngoài.
“Tôi tin rằng mọi người nên được hưởng quyền bình đẳng, bất kể giới tính của họ” ông Srettha nói trong một bài đăng trên mạng xã hội vào tháng 10, đồng thời nói thêm rằng ông hy vọng Bangkok sẽ tổ chức các sự kiện WorldPride (còn được gọi là Thế vận hội đồng tính) vào năm 2028.
Năm 2022, Quốc hội Thái Lan từng thảo luận về dự luật Bình đẳng hôn nhân. Ban đầu, dự luật này nhận được sự chấp thuận của các nhà lập pháp nhưng lại không đi đến cuộc bỏ phiếu cuối cùng trước khi phiên họp kết thúc. Nếu dự luật mới được cơ quan lập pháp thông qua và Quốc vương phê chuẩn, Thái Lan sẽ trở thành quốc gia đầu tiên công nhận hôn nhân đồng giới ở Đông Nam Á, khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề của chủ nghĩa bảo thủ tôn giáo và xã hội. Hôn nhân đồng giới chỉ được hợp pháp hóa vào năm ngoái tại Singapore và trên khắp châu Á, chỉ có Đài Loan (Trung Quốc) và Nepal hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới.
Bài viết liên quan | Xem tất cả
- Cô dâu Vĩnh Long bỗng thành 'chú rể' ở Khánh Hòa hạnh phúc cùng vợ đón con trai đầu
- Cộng đồng người Điếc LGBT giao lưu, hiểu thêm ngôn ngữ ký hiệu để 'trò chuyện' hiểu nhau
- Khách LGBT Việt bất an, tự ti khi đi du lịch
- Vượt qua cú sốc tinh thần khi công khai chuyển giới
- Drag - Phong trào tiên phong và đa dạng của cộng đồng LGBT
- Tạo nền tảng bảo vệ quyền trẻ em và thanh thiếu niên LGBT trong tương lai
- Bánh tráng trộn nổi tiếng TP.HCM của chị chủ LGBT: Vì sao bán lại… lần 3?
- BB Trần: Nếu sống ở quê, chắc tôi đã lấy vợ sinh con
- Nước đi đúng của phim tình yêu nam - nam của Thái Lan
- Đan Mạch khuyến cáo người chuyển giới trước khi nhập cảnh Mỹ
- Công ty quản lý nghệ sĩ Hàn Quốc cấm diễn viên nổi tiếng đóng vai LGBT
- Chuyển giới từ tuổi 13...