Tìm hiểu triệu chứng đường tiểu dưới
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thái Bình - Bác sĩ ngoại tiêu hóa - Khoa Ngoại Tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long. Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thái Bình đã có hơn 20 năm kinh nghiệm làm việc trong chuyên ngành phẫu thuật ổ bụng.
Triệu chứng đường tiểu dưới thường phổ biến ở đối tượng nam giới từ 65 tuổi trở lên, bao gồm dòng tiểu yếu và thường xuyên đi tiểu về đêm. Để có thể đưa ra phác đồ điều trị đúng thì cần phải dựa vào nguyên nhân gây bệnh ở từng người, tuy nhiên, nếu triệu chứng không quá nghiêm trọng và khó chịu thì người bệnh có thể lựa chọn không điều trị.
1. Triệu chứng đường tiểu dưới là gì?
Triệu chứng đường tiểu dưới LUTS có tên tiếng anh là Lower Urinary Tract Symptoms, là căn bệnh rất phổ biến ở nam giới lớn tuổi, xảy ra khi dòng tiểu trở nên yếu đi và người bệnh thường đi tiểu về đêm.
Ở người trưởng thành, hệ thống bài xuất nước tiểu được chia thành: Đường tiểu trên (thận và niệu quản), đường tiểu dưới (gồm có bàng quang và niệu đạo). Triệu chứng của đường tiểu dưới thường được chia thành nhóm triệu chứng về tống xuất (tắc nghẽn) và nhóm triệu chứng về chứa đựng (kích thích).
- Triệu chứng tống xuất (tắc nghẽn đường tiểu) bao gồm: Dòng tiểu yếu đi, tiểu khó, tiểu ngắt quãng.
- Triệu chứng kích thích bao gồm: Tiểu gấp, tiểu nhiều lần, són tiểu và tiểu đêm.
Ngoài ra, người bệnh còn có thể xuất hiện một số triệu chứng khác bao gồm: Vừa tiểu xong lại buồn tiểu tiếp, tiểu lắt nhắt sau khi đi vệ sinh.
2. Nguyên nhân gây ra triệu chứng đường tiểu dưới
Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra triệu chứng điều tiểu dưới luts, chúng bao gồm:
- Người bệnh bị phì đại tuyến tiền liệt: Vị trí của tuyến tiền liệt nằm ở xung quanh cổ bàng quang và khi tuyến tiền liệt lớn hơn bình thường sẽ gây ra các triệu chứng tắc nghẽn đường tiểu dưới.
- Bàng quang bị tăng hoạt: Thường xảy ra ở đối tượng nam/nữ lớn tuổi, tuổi càng cao thì khả năng chứa đựng nước tiểu có thể giảm, dẫn đến việc phải đi tiểu thường xuyên hơn và thậm chí là rò rỉ nước tiểu nhiều lần.
- Gặp vấn đề cân bằng nước: Khi càng cao tuổi thì cơ thể càng khó tiết chế lượng nước tiểu bài xuất vào ban đêm, khiến cho người bệnh phải đi tiểu đêm nhiều lần.
- Ngoài ra, một số nguyên nhân có thể gây ra triệu chứng ở đường tiểu dưới có thể đến như: Nhiễm trùng niệu, đái tháo đường, sỏi bàng quang, ung thư tuyến tiền liệt, các yếu tố thần kinh, ung thư bàng quang...
3. Chẩn đoán triệu chứng đường tiểu dưới
Để chẩn đoán chính xác các triệu chứng đường tiểu dưới thì bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng để kiểm tra xem tuyến tiền liệt của người bệnh lớn cỡ nào bằng cách thăm khám hậu môn trực tràng để cảm nhận mặt sau của tuyến tiền liệt. Ngoài ra, có thể khám bụng để đánh giá kích thước của bàng quang. Bác sĩ cũng có thể chỉ định người bệnh thực hiện một số xét nghiệm bao gồm:
- Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu dùng để loại trừ nhiễm trùng tiểu hoặc tiểu máu
- Xét nghiệm đường huyết để loại trừ bệnh tiểu đường
- Xét nghiệm kiểm tra chức năng thận
- Xét nghiệm PSA máu...
Ngoài ra, tùy vào trường hợp cụ thể mà bác sĩ có thể làm thêm các xét nghiệm khác.
4. Điều trị triệu chứng đường tiểu dưới ở người bệnh
Những triệu chứng bế tắc đường tiểu dưới ở người bệnh có thể tự điều trị ở nhà nếu tình trạng bệnh bình thường và người bệnh không quá khó chịu.Người bệnh có thể tự làm giảm các triệu chứng của bệnh bằng cách:
- Giảm lượng nước vào cơ thể, đặc biệt là vào buổi tối.
- Nếu có thể hãy cố gắng kìm nén việc đi tiểu nhiều lần.
- Thay đổi thói quen sử dụng nước uống, hạn chế tối đa rượu bia, nước uống có gas, có cồn.
- Từ bỏ thói quen hút thuốc lá.
- Học cách tập luyện bàng quang để giữ cho nước tiểu để lâu hơn.
- Thư giãn khi đi tiểu.
- Tập các bài tập sàn chậu để giúp giữ nước tiểu trong thời gian dài bằng cách cố gắng thắt chặt các cơ trong khoảng 10 giây, thực hiện ít nhất 10 lần mỗi ngày.
Các biện pháp điều trị triệu chứng ở đường tiểu dưới phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra ở người bệnh, tùy vào từng trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh sử dụng thuốc hoặc phẫu thuật...Bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ niệu khoa để thăm khám sau khi sử dụng thuốc và các phương pháp tự điều trị triệu chứng đường tiểu dưới không mang lại kết quả.
Theo vinmec.com
Bài viết liên quan | Xem tất cả
- Nam giới không có tinh trùng có bị vô sinh?
- Tập thể hình có làm đàn ông… yếu đi?
- 'Cậu nhỏ' cong làm sao cho thẳng?
- Gặp họa bởi dùng máy hút chân không tăng kích cỡ 'cậu nhỏ'
- Tưởng bị thoát vị đĩa đệm, người đàn ông bất ngờ nhận chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt
- Uống nước lá hẹ có chữa được xuất tinh sớm?
- Bài thuốc đông y điều trị chứng rối loạn cương dương
- Rèn luyện sức khỏe bằng bài tập này, ung thư tuyến tiền liệt không còn là nỗi lo
- Hút thuốc lá ảnh hưởng thế nào đến chất lượng tinh trùng?
- Đậu phụ có làm suy giảm ham muốn tình dục?
- Nam thanh niên bị mắc kẹt đồ chơi tình dục dài 23 cm
- Nam giới đừng chủ quan khi bị xuất tinh sớm