CÔNG TY TNHH GIA TỘC RỒNG

Vươn Tầm Đỉnh Cao

Tinh dịch có máu có nguy hiểm?

Tinh dịch có máu

Tinh dịch bình thường có màu trắng ngà. Nếu tinh dịch chuyển sang màu hồng hoặc đỏ thì nghi ngờ tinh dịch có máu. Tình trạng này đôi khi vô hại và tự biến mất mà không cần điều trị gì. Tuy nhiên, đây cũng có thể là dấu hiệu dự báo cho nhiều bệnh lý tiềm ẩn khác.

1. Hiện tượng tinh dịch có máu

Tinh dịch là sản phẩm của hệ sinh dục ở nam giới. Tinh dịch được sản xuất với nguồn gốc từ nhiều cơ quan, bao gồm tinh hoàn, mào tinhống dẫn tinhtúi tinh và tuyến tiền liệt.

Sự hiện diện của máu trong khi xuất tinh được gọi là tinh dịch có máu (“haematospermia”). Đây thường là một triệu chứng không đau, lành tính, đơn độc và tự giới hạn.

Tinh dịch có máu không phải là hiếm gặp, có thể ảnh hưởng đến bất kỳ nam giới ở mọi lứa tuổi sau mốc tuổi dậy thì. Tuy nhiên, nhóm tuổi phổ biến nhất bị ảnh hưởng là nam giới từ 30 đến 40 tuổi. Theo thống kê dịch tễ học, có đến 9 trên 10 người đàn ông từng gặp phải tinh dịch có máu mà không có bất kỳ triệu chứng hoặc tình trạng tiết niệu, sinh dục bất thường nào trước đó.

2. Các triệu chứng của xuất tinh ra máu

Xuất tinh ra máu thường không gây đau mà người bệnh chỉ nhìn thấy được có máu trong tinh dịch. Máu khiến tinh dịch có màu chuyển từ nâu sậm đến đỏ tươi. Ngoài ra, người bệnh có thể không có triệu chứng nào khác.

Tuy nhiên, trong các trường hợp xuất tinh ra máu thứ phát, người bệnh lại có thể có thêm các triệu chứng khác như đau khi xuất tinh hay có cơn đau âm ỉ ở khu vực từ tinh hoàn đến vùng đáy chậu. Đây được xem là các dấu hiệu của những bệnh lý trên tuyến tiền liệt như viêm tuyến tiền liệt. Lúc này, nếu người bệnh có các yếu tố sau đây cần đặc biệt cảnh giác với việc xuất hiện máu trong tinh dịch:

  • Tuổi trên 40 tuổi;
  • Triệu chứng dai dẳng hay lặp đi lặp lại;
  • Phát hiện có bất thường khi thăm khám hệ niệu dục;
  • Có bệnh lý đi kèm tại cơ quan khác.

Tinh dịch có máu

Các triệu chứng khác như đau khi xuất tinh hay có cơn đau âm ỉ ở khu vực từ tinh hoàn đến vùng đáy chậu

3. Các nguyên nhân gây xuất tinh ra máu

Nguyên nhân khiến tinh dịch có máu chia làm hai nhóm chính:

3.1. Xuất tinh ra máu nguyên phát

Trong trường hợp này, sự hiện diện của máu trong tinh dịch là triệu chứng duy nhất.

Bên cạnh đó, cũng cần loại trừ khả năng có máu trong nước tiểu, ở mức độ đại thể hay vi thể. Đồng thời, bệnh nhân cũng đã được thăm khám và hoàn toàn không có bằng chứng gì về bất kỳ bất thường nào trên cấu trúc hay chức năng hệ tiết niệu nói chung. May mắn là tình trạng này tự giới hạn và không để lại di chứng gì.

Trong thực tế, tình trạng xuất tinh ra máu nguyên phát đã được nghiên cứu rộng rãi và hầu hết đều cho thấy không có vấn đề liên quan nào khác.

3.2. Xuất tinh ra máu thứ phát

Trường hợp này, nguyên nhân gây chảy máu trong tinh dịch đã được biết hoặc nghi ngờ nguồn gốc từ trước, như ngay sau khi sinh thiết tuyến tiền liệt, bị nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc ung thư.

Các nguyên nhân và yếu tố nguy cơ này có thể là:

  • Viêm tuyến tiền liệt;
  • Viêm mào tinh hoàn;
  • Nhiễm trùng túi tinh;
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu;
  • Nhiễm ký sinh trùng;
  • Hạch tuyến tiền liệt;
  • Ung thư tuyến tiền liệt;
  • Sỏi tiết niệu;
  • Chấn thương tinh hoàn, bìu hoặc vùng chậu;
  • Ngay sau khi sinh thiết tuyến tiền liệt;
  • Lao phổi;
  • Bệnh xơ gan;
  • Rối loạn đông máu, như bệnh tan máu;
  • Ở giai đoạn muộn của tăng huyết áp ác tính.

Tinh dịch có máu

Ung thư tiền liệt tuyến có thể là nguyên nhân gây xuất tinh ra máu

4. Những xét nghiệm cần làm khi bị xuất tinh ra máu

Bất cứ lúc nào phát hiện ra tinh dịch có máu, bạn nên đi khám bác sĩ để được kiểm tra tại chỗ cũng như tổng quát. Bác sĩ sẽ thăm khám cơ quan sinh dục ngoài cũng như tuyến tiền liệt để loại khả năng mắc các bệnh lý tiềm ẩn.

Bên cạnh đó, bác sĩ có thể chỉ định thêm các xét nghiệm khác, bao gồm:

  • Phân tích nước tiểu để kiểm tra tình trạng nhiễm trùng;
  • Xét nghiệm PSA để tầm soát ung thư tuyến tiền liệt;
  • Các xét nghiệm vi sinh chẩn đoán những bệnh lý lây truyền qua đường tình dục;
  • Siêu âm khảo sát vùng bẹn bìu và đường tiết niệu;
  • Ngoài ra, bạn có thể được thực hiện các cận lâm sàng chuyên sâu hơn để tìm nguyên nhân bệnh như nội soi bàng quang, chụp cắt lớp vi tính hoặc chụp cộng hưởng từ.

Tinh dịch có máu

Người bệnh có thể được chỉ định xét nghiệm phân tích nước tiểu để kiểm tra tình trạng nhiễm trùng

5. Điều trị xuất tinh ra máu như thế nào?

Nhìn chung, xuất tinh ra máu đôi khi không cần điều trị gì vì tình trạng này thường tự khỏi.

Ở những bệnh nhân trên 40 tuổi, bị xuất tinh ra máu kéo dài, đặc biệt là có kèm các triệu chứng khác, cần phải được thăm khám chuyên khoa niệu dục. Khi đó, vấn đề điều trị sẽ tùy vào nguyên nhân gây bệnh. Ví dụ, người bệnh có thể được chỉ định dùng kháng sinh để điều trị nhiễm trùng, dùng thuốc kháng viêm nếu có sưng viêm.

Nếu máu trong tinh dịch là do thực hiện các thủ thuật trên đường tiết niệu trong thời gian gần đây, như sinh thiết tuyến tiền liệt, tình trạng này thường sẽ tự biến mất trong vài tuần.

Trong trường hợp nghi ngờ khả năng mắc các bệnh lý nghiêm trọng, như rối loạn đông máu hoặc ung thư, bạn cần được thăm khám chuyên khoa tương ứng, sinh thiết làm giải phẫu bệnh và lập kế hoạch theo dõi, điều trị lâu dài.

Xuất tinh ra máu có vẻ đáng sợ nhưng phần lớn đều tự thuyên giảm. Dù vậy, không nên chủ quan. Thay vào đó, nam giới cần chủ động thăm khám, tích cực theo dõi và tuân thủ điều trị nhằm loại trừ các bệnh lý tiềm ẩn.

Theo vinmec.com

Chat facebook
Nhắn tin zalo
Gọi
SMS