CÔNG TY TNHH GIA TỘC RỒNG

Vươn Tầm Đỉnh Cao

TÔI LÊN TIẾNG: Khi Đại biểu Quốc hội muốn có luật liên quan cộng đồng LGBT

Một tối cuối năm 2022 trên phố đi bộ Nguyễn Huệ (quận 1, TP HCM), hai bạn nữ ríu rít sánh đôi. Cử chỉ có vẻ vượt trên tình bạn thân của họ khiến một vài người chú ý. Và khi nhận thấy điều ấy, các bạn vội vã tìm đường rời xa đám đông, dáng điệu khép nép, đề phòng rất tội nghiệp.

Chỉ bằng cảm nhận, ai cũng có thể khẳng định đó là thành viên trong cộng đồng LGBT (người đồng tính, song tính, chuyển giới) – một cộng đồng không quá nhỏ so với cơ cấu dân số nhưng hết sức thiệt thòi dưới lăng kính của các thành kiến xã hội.

Thành viên cộng đồng ấy có đời sống tinh thần và tình cảm chính đáng song chưa được sự chấp nhận từ văn hóa và thiếu những hành lang bảo vệ từ pháp luật.

TÔI LÊN TIẾNG: Khi Đại biểu Quốc hội muốn có luật liên quan cộng đồng LGBT - Ảnh 1.

Cộng đồng LGBT không quá nhỏ so với cơ cấu dân số nhưng hết sức thiệt thòi dưới lăng kính của các thành kiến xã hội.

Báo chí từng dẫn báo cáo của tổ chức iSEE và VESS năm 2022 cho thấy ước lượng số người LGBT tại Việt Nam chiếm khoảng 9 - 11% tổng dân số. Cũng trong năm 2022, chiến dịch "Tôi đồng ý" kêu gọi sự ủng hộ của xã hội với hôn nhân cùng giới tại Việt Nam chỉ trong 72 giờ kể từ thời điểm phát động đã nhận được 250.000 chữ ký tán thành.

Tháng 8 cùng năm, tại công văn 4132/BYT-PC Bộ Y tế yêu cầu sở y tế các tỉnh, thành phố; các cơ sở khám, chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế; y tế các bộ, ngành… chấn chỉnh công tác khám, chữa bệnh đối với người đồng tính, song tính và chuyển giới. Theo đó, các đơn vị trên phải bình đẳng, tôn trọng về giới tính, không phân biệt đối xử, kỳ thị đối với các đối tượng này; không coi đồng tính, song tính, chuyển giới là một bệnh.

Và hôm 10-4-2023, tại phiên họp thứ 22 của Ủy ban Thường vụ Quốc Hội, Đại biểu Quốc Hội Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) đã trình bày tờ trình xây dựng Luật Bản dạng giới. Đây là sáng kiến lập pháp của cá nhân đại biểu, trong đó nhấn mạnh quyền được chuyển đổi giới tính của công dân. Nội hàm của Bản dạng giới, theo đại biểu Nguyễn Anh Trí, là cảm nhận bền vững tự thân của cá thể về giới tính của mình mà chỉ tự họ nhận ra trong quá trình sống, không phụ thuộc vào giới tính bên ngoài khi mới sinh ra của họ .

Việc đề xuất xây dựng Luật Bản dạng giới nhằm khẳng định các dạng giới khác là một cấu phần tất yếu của xã hội bên cạnh 2 giới tính truyền thống là nam và nữ; đảm bảo những người không hợp giới được sống bình đẳng trong xã hội. Điều này đồng thời khẳng định, tôn trọng quyền chuyển đổi giới tính của công dân. Cơ sở xây dựng luật dựa trên quyền chuyển đổi giới tính của công dân, quyền được công nhận giới tính mới khác giới tính khi sinh theo yêu cầu của công dân.

 
  •  
 
 
 

Với những thông tin ở trên, cộng đồng LGBT có quyền hi vọng vào sự chính danh khi đến với nhau. Việc thừa nhận quyền tự do luyến ái của họ trong tương lai là bước đi nhiều nước trên thế giới từng thực hiện. Nó vừa phản ánh xu hướng của thế giới tiến bộ vừa giải phóng rất nhiều giá trị tiềm tàng từ kinh tế, văn hóa, con người.

Năng lượng làm việc và cống hiến từ những thành viên LGBT sẽ được giải phóng thay vì bị kìm hãm bởi lúc nào cũng nơm nớp mình đang có tình cảm sai trái là một lý do. Điều này phần nào được chứng minh từ kết quả nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Việt Nam cùng Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường vừa qua. Theo đó, việc hợp pháp hóa hôn nhân cùng giới có thể mang lại cho Việt Nam từ 1,65% đến 4,36% gia tăng trong GDP mỗi năm do kết quả của việc tăng năng suất lao động và tạo ra môi trường làm việc hoà nhập hơn.

Còn trước mắt, nếu được "chính danh" về giới tính, họ ít nhất có sự tự tin về tư cách bình đẳng như những người khác. Họ không buộc phải phản bội cảm xúc chính mình, gây tội lỗi, thậm chí tội ác đối với đời sống tinh thần của chính bản thân.

Đó đã là một cái lợi thấy rõ cho xã hội.

Rất đáng trân trọng

Từ ngày 9-4, Chính phủ có văn bản số 113/CP-PL tham gia ý kiến về đề nghị xây dựng Luật Bản dạng giới của đại biểu Quốc hội.

Chính phủ cho rằng việc nghiên cứu, đề xuất xây dựng văn bản luật về chuyển đổi giới tính là cần thiết để góp phần thể chế hóa một số nội dung liên quan đến quyền con người đã được ghi nhận tại Hiến pháp năm 2013 và Bộ luật Dân sự năm 2015.

Từ năm 2016 đến nay, Chính phủ đã giao Bộ Y tế nghiên cứu, đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về chuyển đổi giới tính, tuy nhiên đây là vấn đề khó, cần có sự tập trung về thời gian và nguồn lực.

Việc đại biểu Quốc hội thực hiện quyền đề nghị xây dựng luật là rất đáng trân trọng và khuyến khích. Đồng thời, Chính phủ giao Bộ Y tế cung cấp kết quả nghiên cứu để đại biểu Quốc hội thực hiện tốt vai trò của mình.

Về tiến độ xây dựng Luật Bản dạng giới, theo tờ trình, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024; trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 8 (tháng 10-2024); trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 9 (tháng 5-2025).

NGỌC KỲ

Chat facebook
Nhắn tin zalo
Gọi
SMS