Loại đường nào tốt hơn cho sức khỏe?
Trái xoài chín là loại trái có vị ngọt đậm, lượng đường tự nhiên cao - Ảnh minh họa: THÁI LŨY
Tiêu thụ quá nhiều đường bổ sung có thể gây hại cho sức khỏe, nhưng các nghiên cứu cho thấy cũng là đường nhưng đường tự nhiên mang lại nhiều lợi ích hơn và có thể an toàn hơn so với đường tinh luyện.
Đường tự nhiên là gì?
Đường tự nhiên có trong các loại thực phẩm như rau, trái cây và sữa. Các sản phẩm từ sữa chứa đường lactose, trong khi trái cây và rau chứa đường như fructose, glucose và sucrose. Những thực phẩm này chứa đường cùng với các chất dinh dưỡng khác như chất xơ, protein, vitamin và khoáng chất.
Đường tự nhiên cũng có trong mật ong và xi rô phong, được lấy từ ong và cây phong. Tuy nhiên không giống như trái cây, rau củ, sữa và ngũ cốc, mật ong và xi rô phong được coi là đường bổ sung.
Xi rô phong chứa khoảng 66% đường, trong khi mật ong có đến 80% đường. Mật ong và xi rô phong trải qua quá trình chế biến tối thiểu so với đường tinh luyện.
Đường bổ sung cũng có nguồn gốc tự nhiên và chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn so với đường tinh luyện. Xi rô phong là một nguồn cung cấp mangan dồi dào, loại khoáng chất cần thiết cho sức khỏe xương, chức năng miễn dịch, điều hòa đường huyết và nhiều lợi ích khác.
Chuyên gia sức khỏe khuyên nên giảm bánh kẹo để giảm đường bổ sung - Ảnh minh họa: Wolfgang Puck Catering
Đường tinh luyện là gì?
Đường tinh luyện là loại đường được chiết xuất từ các nguồn tự nhiên như củ cải đường, ngô hoặc mía. Có một số loại đường tinh luyện phổ biến, bao gồm:
Đường mía: Đường mía được chiết xuất từ cây mía hoặc củ cải đường. Đây là loại đường dùng để pha chế đồ uống như trà, cà phê và cháo yến mạch. Nó cũng được sử dụng làm chất tạo ngọt trong các món bánh nướng và đồ ăn vặt đóng gói.
Xi rô ngô có hàm lượng fructose cao: Được sản xuất từ tinh bột ngô, xi rô ngô có hàm lượng fructose cao (HFCS) thường được sử dụng trong thực phẩm và đồ uống như nước ngọt, thức ăn nhanh, kem và kẹo.
Xi rô thùa (agave syrup): Còn được gọi là mật hoa thùa, loại xi rô này được làm từ nhựa cây thùa. Nó thường được dùng làm chất tạo ngọt trong bánh nướng, cà phê và các loại đồ uống pha trộn.
Mặc dù có nguồn gốc từ thiên nhiên, đường tinh luyện trải qua quá trình chế biến khiến nó bị loại bỏ các chất dinh dưỡng có lợi như vitamin và khoáng chất. Phần lớn đường tinh luyện chỉ là đường nguyên chất và không mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng.
Đường tự nhiên có tốt cho cơ thể hơn đường tinh luyện không?
Đường tự nhiên thường có trong trái cây, rau và sữa tốt cho cơ thể hơn đường tinh luyện. Đường tinh luyện là loại đường ăn hoặc đường hạt thường được làm từ mía hoặc củ cải đường.
Đường tự nhiên tốt hơn, có trong thực phẩm và đồ uống được kết hợp với các chất dinh dưỡng khác, giúp làm chậm quá trình hấp thụ vào máu.
Mức độ rủi ro với sức khỏe của các loại đường
Chế độ ăn nhiều đường bổ sung, dù từ nguồn tự nhiên hay tinh luyện, có thể làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh, bao gồm tiểu đường tuýp 2, bệnh gan, béo phì và bệnh tim.
Chế độ ăn giàu đường bổ sung làm tăng khả năng phát triển bệnh tim, đột quỵ và đau tim. Tiêu thụ quá nhiều đường bổ sung làm gia tăng các yếu tố nguy cơ của bệnh tim, chẳng hạn như lượng đường trong máu cao, béo phì, mức lipid máu cao, huyết áp cao và xơ vữa động mạch (sự tích tụ mảng bám trong động mạch).
Việc tiêu thụ đường bổ sung cũng có thể gây hại cho gan. Dùng quá nhiều fructose từ đường bổ sung khiến gan bị quá tải, dẫn đến tích tụ mỡ dư thừa. Tình trạng này được gọi là bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD).
Làm thế nào để hạn chế tiêu thụ đường bổ sung?
Mặc dù đường tự nhiên như xi rô phong và mật ong có giá trị dinh dưỡng cao hơn đường tinh luyện, nhưng điều quan trọng là phải hạn chế tất cả các nguồn đường bổ sung để bảo vệ sức khỏe.
Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến nghị giới hạn lượng đường bổ sung không quá 6% tổng lượng calo hằng ngày, tương đương 6 thìa cà phê cho phụ nữ và 9 thìa cà phê cho nam giới.
Để giảm lượng đường bổ sung, hãy hạn chế tiêu thụ các thực phẩm và đồ uống:
- Kẹo
- Nước ngọt có gas
- Sữa chua có đường
- Đồ uống có đường như cà phê ngọt, sữa sô cô la và nước tăng lực
- Món tráng miệng như kem
- Bánh ngọt có đường như bánh quy và bánh kem
- Ngũ cốc ăn sáng có nhiều đường
Đường có trong thực phẩm toàn phần không ảnh hưởng đến cơ thể theo cách giống như đường bổ sung.
Thực phẩm toàn phần như trái cây, rau củ, ngũ cốc và sữa chứa đường cùng với các chất dinh dưỡng khác như chất xơ và protein, giúp làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thụ đường vào máu.
Theo Báo Tuổi Trẻ
Bài viết liên quan | Xem tất cả
- Loại hạt giàu giá trị dinh dưỡng nhất
- 6 chất dinh dưỡng phụ nữ trung niên nên dùng mỗi ngày
- Ăn thứ này có thể phòng được nhiều bệnh kể cả ung thư
- Bưởi rất tốt nhưng 'tối kỵ' với những người này
- Lên thực đơn cho mẹ và bé cách nào nhanh và đúng?
- 6 'tháp dinh dưỡng' hướng dẫn người Việt tuổi nào ăn gì, bạn đã ăn đúng?
- Giá trị dinh dưỡng bất ngờ khi ăn rau bắp cải sống
- Cách ăn xoài có lợi nhất cho sức khoẻ và bệnh đái tháo đường 28-03-2025 06:05 | Dinh dưỡng
- Một số chế độ ăn tốt cho người bị mỡ máu cao
- Nhịn đường, tinh bột có thể khiến não bị ‘đói’
- Loại bắp cải có kích thước tí hon nhưng mang lại lợi ích sức khỏe không ngờ
- Thực hiện dinh dưỡng hợp lý, giảm thiểu gánh nặng bệnh tật