Công dụng tuyệt vời của quả dứa
Chuyên gia dinh dưỡng Jonathan Valdez, là người phát ngôn của Học viện Dinh dưỡng và Ăn kiêng bang New York cho biết: “Dứa là một nguồn tuyệt vời của vitamin C và ít calo"
Về mặt dinh dưỡng, nó cũng là một nguồn chất xơ tuyệt vời.
Chuyên gia dinh dưỡng Keri Gans, là tác giả của The Small Change Diet cho biết: “Nhìn chung, dứa là một nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất tuyệt vời . Dứa cũng có 2,3 gam chất xơ trong mỗi khẩu phần ăn một cốc, và chất xơ có liên quan đến việc tăng cảm giác no và kiểm soát cân nặng, cũng như ổn định lượng đường trong máu."
Dứa là một nguồn tuyệt vời của vitamin C và ít calo. Ảnh: Shutterstock
Nếu bạn yêu thích ăn dứa, bạn có thể ngạc nhiên bởi những cách khác mà nó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của bạn.
Hỗ trợ tiềm năng trong điều trị bệnh viêm ruột (IBD)
Theo Jonathan Valdez, dứa có chứa enzim bromelain, đóng một vai trò như một chất chống viêm mạnh mẽ.
Một nghiên cứu được công bố trên NCBI đã chỉ ra rằng bromelain có thể giúp giảm chất trung gian gây viêm ở những người bị IBD, có khả năng làm giảm bớt các triệu chứng cho những bệnh nhân bị IBD.
Tuy nhiên, cần có nhiều nghiên cứu hơn để khuyến nghị dùng bromelain như một phương pháp điều trị IBD.
Có thể làm giảm viêm
Theo Gans, dứa chứa nhiều chất chống oxy hóa, vitamin C có đặc tính chống viêm có thể giúp giảm đau khớp do viêm xương khớp, hỗ trợ sức khỏe miễn dịch và giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Có thể gây đau miệng
Do đặc tính làm mềm thịt của dứa, ăn quá nhiều có thể gây đau miệng, môi và lưỡi.
Hãy thử nấu dứa để phá vỡ enzim bromelain có trong chúng và giảm các tác dụng phụ này. Ngoài ra, tránh ăn dứa sống từ thân hoặc lõi vì lượng bromelain cao nhất được tìm thấy ở đó.
Có thể cải thiện sức khỏe của xương
Theo Gans, dứa là một nguồn cung cấp mangan dồi dào, rất quan trọng đối với sức khỏe của xương.
Có thể làm giảm huyết áp cao
Các enzym trong dứa được gọi là bromelain làm chậm quá trình đông máu, cũng như tăng sản xuất hồng cầu và bạch cầu, giúp cải thiện lưu lượng máu, điều này giúp giảm huyết áp, theo Eat This, Not That
Theo NHẬT LINH (Pháp luật TPHCM)
Bài viết liên quan | Xem tất cả
- Vì sao uống trà sữa và đồ uống nhiều đường gây tăng cân không kiểm soát?
- Cà chua và me: loại nào dùng nấu canh thích hợp hơn?
- Lợi ích của đậu nành với sức khỏe
- 6 dưỡng chất cần thiết để duy trì sức khỏe
- Loại hạt giàu giá trị dinh dưỡng nhất
- 6 chất dinh dưỡng phụ nữ trung niên nên dùng mỗi ngày
- Ăn thứ này có thể phòng được nhiều bệnh kể cả ung thư
- Bưởi rất tốt nhưng 'tối kỵ' với những người này
- Loại đường nào tốt hơn cho sức khỏe?
- Lên thực đơn cho mẹ và bé cách nào nhanh và đúng?
- 6 'tháp dinh dưỡng' hướng dẫn người Việt tuổi nào ăn gì, bạn đã ăn đúng?
- Giá trị dinh dưỡng bất ngờ khi ăn rau bắp cải sống