Dầu hạt lanh: Công dụng, liều dùng, tác dụng phụ
Hạt lanh và dầu hạt lanh được biết đến với nhiều lợi ích cho sức khỏe, cung cấp một lượng lớn protein và chất xơ, giảm cảm giác thèm ăn và hỗ trợ kiểm soát cân nặng. Dầu hạt lanh có sẵn ở dạng lỏng và viên nang
với nhiều công dụng khác nhau, từ nấu ăn đến chăm sóc da. Vậy tác dụng của dầu hạt lanh là gì?
1. Hạt lanh và dầu hạt lanh
Hạt lanh là hạt giống từ cây Linum usitatissimum. Đây là loại hạt có nguồn axit béo alpha-linolenic dồi dào - một loại axit béo omega-3 tốt cho tim.
Dầu hạt lanh thường đã được nghiền và ép từ hạt lanh để giải phóng dầu tự nhiên, được sử dụng trong sản xuất và thực phẩm. Dầu hạt lanh chứa axit alpha-linolenic - axit béo omega-3 thiết yếu (ALA). Trong thực phẩm, người ta sử dụng dầu hạt lanh trong các món salad trộn và bơ thực vật. Dầu hạt lanh cũng được sử dụng như một loại thuốc.
Bên cạnh đó, dầu hạt lanh sử dụng hiệu quả cho hội chứng ống cổ tay và loét chân do tiểu đường. Nó cũng rất hữu ích cho bệnh tim, huyết áp cao, viêm khớp dạng thấp (RA), nồng độ cholesterol cao hoặc máu nhiễm mỡ,...
2. Dầu hạt lanh có tác dụng gì?
Hạt lanh và dầu hạt lanh có nhiều công dụng được ứng dụng trong y tế cũng như sản xuất thực phẩm. Dưới đây là một số công dụng với sức khỏe của dầu hạt lanh:
2.1 Tác dụng với bệnh tim
Một số nghiên cứu cho thấy axit alpha-linolenic được tìm thấy trong dầu hạt lanh và hạt lanh có lợi cho những người mắc bệnh tim, giảm huyết áp cao. Giống như hạt lanh, dầu hạt lanh chứa nhiều axit béo omega-3 tốt cho tim, một dạng axit béo omega-3 chỉ được chuyển đổi với số lượng nhỏ thành các dạng hoạt động của omega-3, như EPA và DHA.
Theo các chuyên gia, nam giới cần bổ sung cho cơ thể ít nhất 1.600 mg axit béo ALA omega-3 mỗi ngày và ở nữ giới là 1.100 mg. Trên thực tế, một muỗng canh (15ml) dầu hạt lanh chứa 7,196 mg axit béo omega-3. Chỉ cần một muỗng dầu hạt lanh có thể đáp ứng đủ, thậm chí nhiều hơn nhu cầu ALA hàng ngày.
Axit béo omega-3 rất cần thiết cho sức khỏe và đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người như: giảm viêm, cải thiện sức khỏe tim mạch và chống lão hóa.
2.2 Hiệu quả với hội chứng ống cổ tay và loét chân ở người mắc bệnh tiểu đường
Nghiên cứu cho thấy rằng bôi dầu hạt lanh lên cổ tay hai lần mỗi ngày trong 4 tuần giúp cải thiện các triệu chứng và chức năng cổ tay ở những người mắc hội chứng ống cổ tay đeo nẹp cổ tay vào ban đêm.
Đối với bệnh loét chân ở những người mắc bệnh tiểu đường, uống dầu hạt lanh hai lần mỗi ngày trong 12 tuần có thể giúp vết loét chân nhanh lành hơn.
2.3 Tác dụng với nồng độ cholesterol
Một số nghiên cứu cho thấy dùng hạt lanh hàng ngày có thể làm giảm cholesterol toàn phần và nồng độ cholesterol lipoprotein mật độ thấp (LDL hay còn gọi là “cholesterol xấu”).
2.4 Tác dụng với bệnh tiểu đường
Uống dầu hạt lanh có thể làm giảm lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.
2.5 Giảm sự phát triển của tế bào ung thư
Một số nghiên cứu cho thấy dầu hạt lanh có thể giúp làm giảm sự phát triển của các tế bào ung thư, đặc biệt là các tế bào ung thư vú. Phụ nữ có nồng độ axit alpha-linolenic cao hơn trong mô vú thường ít có khả năng bị ung thư vú hơn. Dầu hạt lanh chứa axit alpha-linolenic, vì vậy nó có thể giúp cơ thể chống lại ung thư vú.
2.6 Có thể giúp điều trị táo bón và tiêu chảy
Dầu hạt lanh có thể có hiệu quả trong việc điều trị cả táo bón và tiêu chảy. Nó đóng vai trò như một loại thuốc nhuận tràng để thúc đẩy tiêu hóa tốt,
Một nghiên cứu đã thực hiện trên 50 bệnh nhân bị táo bón khi chạy thận nhân tạo sử dụng dầu hạt lanh, dầu ô liu hoặc dầu khoáng. Sau bốn tuần, kết quả cho thấy dầu hạt lanh giúp các bệnh nhân tăng tần suất đi tiêu và cải thiện tính nhất quán của phân.
2.7 Có thể cải thiện sức khỏe làn da
Dầu hạt lanh cũng có thể giúp tăng cường sức khỏe của da. Trong một nghiên cứu nhỏ, 13 phụ nữ được cho bổ sung dầu hạt lanh trong 12 tuần. Sau 12 tuần, kết quả cho thấy những phụ nữ này đã có sự cải thiện về độ mịn và hydrat hóa của da, trong khi độ nhạy cảm với da bị kích ứng và sần sùi đã giảm.
2.8 Có thể làm giảm viêm
Nhờ hàm lượng axit béo omega-3, dầu hạt lanh có thể giúp giảm viêm. Nó làm giảm đáng kể mức độ protein phản ứng C, một chất được sử dụng để đo viêm ở những người béo phì. Nghiên cứu thực hiện trên 37 người cho thấy bổ sung dầu hạt lanh đã không ảnh hưởng đến bất kỳ dấu hiệu viêm nào ở người trưởng thành khỏe mạnh có cân nặng bình thường, so với dầu ô liu.
2.9 Cải thiện khô mắt
Dầu hạt lanh có thể làm giảm kích ứng và các triệu chứng khô mắt ở những người mắc một hội chứng gọi là hội chứng Sjogren. Ngoài ra, sử dụng một sản phẩm cụ thể có chứa dầu cá cộng với dầu hạt lanh có thể làm giảm các triệu chứng khô mắt và tăng sản xuất nước mắt.
2.10 Ngăn ngừa xơ vữa động mạch
Dầu hạt lanh chứa nhiều axit linolenic, việc tăng lượng axit linolenic trong chế độ ăn uống có thể giúp ngăn ngừa xơ cứng động mạch.
2.11 Tác dụng với bệnh Parkinson
Nghiên cứu ban đầu cho thấy uống dầu hạt lanh cộng với vitamin E hàng ngày trong 12 tuần có thể cải thiện các triệu chứng của bệnh Parkinson.
Dầu hạt lanh khi được sử dụng kết hợp với tập thể dục hàng ngày và chế độ ăn ít cholesterol có thể giúp kiểm soát mức cholesterol.
3. Cách dùng dầu hạt lanh
Dầu hạt lanh có thể được sử dụng theo nhiều cách khác nhau. Nó có thể được sử dụng như một thay thế cho các loại dầu khác, thêm vào thực phẩm hoặc áp dụng cho da và tóc của bạn. Chỉ với một hoặc hai phần dầu hạt lanh được sử dụng có thể đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe cơ thể.
Dầu hạt lanh có thể sử dụng thay thế các loại dầu khác như sốt salad, nước chấm và nước sốt. Bạn cũng có thể thêm một khẩu phần (một muỗng canh tương đương 15ml) vào sinh tố, hoặc thêm một ít dầu hạt lanh vào chế độ ăn uống để bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể.
Ngoài việc được sử dụng trong thực phẩm, dầu hạt lanh có thể được áp dụng cho da để tăng cường sức khỏe của da, tăng độ ẩm cho da, làm mặt nạ tóc để thúc đẩy tăng trưởng của tóc.
Đối với trẻ em, hạt lanh là an toàn cho trẻ em khi uống ngắn hạn. Với trẻ em khoảng 7-8 tuổi, chỉ dùng dầu hạt lanh trong thời gian tối đa là 3 tháng.
Tuy nhiên, dầu hạt lanh không nên sử dụng để nấu ăn, vì nó có thể tạo thành các hợp chất có hại khi tiếp xúc với nhiệt độ cao. Không nên ăn hạt lanh sống hoặc chưa chín.
4. Tác dụng phụ của dầu hạt lanh
Hạt lanh và dầu hạt lanh sẽ đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người nếu được sử dụng đúng cách, đúng liều lượng. Tuy nhiên, khi uống với số lượng lớn và uống quá ít nước, hạt lanh có thể gây ra: đầy hơi, khí ga, bệnh tiêu chảy... Trong một số trường hợp, sử dụng dầu hạt lanh hoặc hạt lanh gây ra phản ứng dị ứng.
Dưới đây là một số đối tượng nên hạn chế hoặc tránh dùng dầu hạt lanh:
- Đối với phụ nữ mang thai: Một số nghiên cứu cho thấy rằng dầu hạt lanh có thể làm tăng nguy cơ sinh non trong tam cá nguyệt thứ hai hoặc thứ ba của thai kỳ. Vì vậy, phụ nữ mang thai nên tránh dùng dầu hạt lanh;
- Rối loạn chảy máu: Dầu hạt lanh có thể làm tăng nguy cơ chảy máu nghiêm trọng ở những bệnh nhân bị rối loạn chảy máu;
- Bệnh nhân phẫu thuật: Dầu hạt lanh có thể làm tăng nguy cơ chảy máu trong và sau phẫu thuật. Ngừng sử dụng loại dầu này ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật theo lịch trình.
Nguồn: mayoclinic.org; healthline.com; webmd.com
Theo vinmec.com
Bài viết liên quan | Xem tất cả
- 9 lợi ích sức khỏe của việc uống nước dừa trong mùa nắng nóng
- 10 lợi ích sức khỏe đáng khám phá của đậu cô ve
- 4 thực phẩm tác dụng bổ thận tráng dương
- Ăn món rất tốt này sai cách, tăng nguy cơ ung thư
- Loại quả mùa hè thơm ngon bổ dưỡng, giúp ngừa bệnh tiểu đường và giảm mỡ máu, người Việt nên ăn thường xuyên để kéo dài tuổi thọ
- Ăn dưa hấu thường xuyên trong mùa nóng, chuyện gì xảy ra với sức khỏe?
- 1 loại quả bán rẻ ở chợ Việt là cứu tinh cho người giảm cân, lại giúp hạ đường huyết
- Loại rau bán rẻ nhất chợ, quý ngang nhân sâm, người Việt nên ăn thường xuyên để sống thọ
- 7 món tránh ăn uống buổi sáng khi bụng đói
- Với chỉ 2 tách cà phê mỗi ngày, nguy cơ tái phát ung thư ruột thấp hơn tới 32%
- 3 điều bất ngờ khi bạn ăn miến thường xuyên, đây là 2 thời điểm không nên ăn miến vì gây hại dạ dày
- Bất ngờ 7 nhóm người này được khuyến cáo không nên ăn rau mùi