Loại trà hoa người Việt hay dùng có chất chống di căn ung thư
"Thần dược" đó là các hợp chất hoạt tính sinh học nhóm flavonoid và axit L-chicoric, hiện diện dồi dào trong chiết xuất cây bồ công anh.
Theo kết quả nghiên cứu từ các nhà khoa học thuộc ĐH Y khoa Ardabil, ĐH Y khoa Khalkhal (Iran) và ĐH Coventry (Anh), chiết xuất bồ công anh riêng lẻ hoặc kết hợp với một dẫn xuất của vitamin A là axit all-trans retinoic (ATRA) có thể tạo ra "thuốc độc" cho các tế bào ung thư vú.
Hoa bồ công anh hay được một số quốc gia châu Á và cả phương Tây dùng làm trà thanh nhiệt - Ảnh minh họa từ NEWS MEDICAL
Theo tóm tắt nghiên cứu của tờ News Medical, các hợp chất này giúp giảm biểu hiện các gien liên quan đến quá trình tăng sinh và xâm lấn của tế bào ung thư, tức chống lại khả năng di căn của chúng.
Hiệu quả được ghi nhận trong các thí nghiệm cho thấy tác dụng vượt trội của hợp chất nói trên so với các phương pháp điều trị khác. Trong đó, việc sử dụng riêng lẻ chiết xuất bồ công anh hoặc kết hợp với ATRA sẽ cho ra những hiệu quả khác nhau với các dạng ung thư vú khác nhau.
Phát hiện này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng bởi ung thư vú hiện là một trong những loại ung thư có tỉ lệ mắc, khả năng di căn cao và nguy cơ tử vong cao nhất thế giới. Các khảo sát ở Mỹ cho thấy khoảng 1/8-1/9 phụ nữ có nguy cơ mắc căn bệnh này. Trong khi đó, cây bồ công anh (họ cúc) lại là loài cây dễ tìm, thường được coi như cỏ dại; mọc ở nhiều nước châu Á, châu Âu, Bắc Mỹ.
Tại Việt Nam và một số nước châu Á khác, loài hoa này thường được dùng làm trà giúp mát gan, làm dịu các vấn đề về tiêu hóa, lợi tiểu, đẹp da...
Trong Đông y, cả hoa và rễ bồ công anh được dùng như một vị thuốc giúp thanh nhiệt, giải độc, chống viêm tắc tuyến sữa, chữa viêm dạ dày, mụn trứng cá, hỗ trợ cho người bệnh gan...
Đối với Tây y, các hợp chất hoạt tính sinh học flavonoid trong loài cây này được cho là "thần dược" đẩy lùi nguy cơ nhiều loại bệnh, từ tim mạch đến chuyển hóa, ung thư... nhờ đặc tính kháng viêm, chống ôxy hóa cao.
Tất nhiên, để sử dụng cây bồ công anh làm thuốc trị ung thư, cần nghiên cứu thêm nhằm tìm ra công thức tối ưu, cũng như trải qua các giai đoạn thử nghiệm cao hơn.
Theo Thu Anh (Người lao động)
Bài viết liên quan | Xem tất cả
- Vì sao uống trà sữa và đồ uống nhiều đường gây tăng cân không kiểm soát?
- Cà chua và me: loại nào dùng nấu canh thích hợp hơn?
- Lợi ích của đậu nành với sức khỏe
- 6 dưỡng chất cần thiết để duy trì sức khỏe
- Loại hạt giàu giá trị dinh dưỡng nhất
- 6 chất dinh dưỡng phụ nữ trung niên nên dùng mỗi ngày
- Ăn thứ này có thể phòng được nhiều bệnh kể cả ung thư
- Bưởi rất tốt nhưng 'tối kỵ' với những người này
- Loại đường nào tốt hơn cho sức khỏe?
- Lên thực đơn cho mẹ và bé cách nào nhanh và đúng?
- 6 'tháp dinh dưỡng' hướng dẫn người Việt tuổi nào ăn gì, bạn đã ăn đúng?
- Giá trị dinh dưỡng bất ngờ khi ăn rau bắp cải sống