CÔNG TY TNHH GIA TỘC RỒNG

Vươn Tầm Đỉnh Cao

Thời tiết lạnh chuyển sang nóng, người mỡ máu cao cẩn thận đột quỵ

Thời tiết lạnh chuyển sang nóng gây đột quỵ thế nào?

Giao mùa xuân hè, không ít người tuổi 50 than thở cảm thấy khó chịu và mệt mỏi với thời tiết sáng lạnh, trưa nắng, đêm đổi gió lạnh đột ngột. Nhiều nơi có mưa lạnh kéo theo khí hậu nồm ẩm vào nhà. Theo bác sĩ Vũ Trí Thanh, Phó trưởng cơ sở 2, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, mặc dù thời tiết giao mùa từ lạnh sang nóng xuất hiện chỉ vài tuần thôi, song đây là thời điểm dễ gây đột quỵ hàng đầu.
Bác sĩ Thanh giải thích, thời tiết chuyển từ lạnh sang nóng khiến cơ thể sốc nhiệt, giãn mạch máu não đột ngột, bong mảng xơ vữa lòng mạch, tích tụ tạo cục máu đông, chặn đứng nguồn tưới máu đến não. Ở miền Bắc, nhiệt độ ngày đêm chênh lệch rõ rệt, cơ thể dễ sốc nhiệt hơn cả. Còn ở miền Nam, mặc dù chênh lệch nhiệt độ ít hơn, song người dân không quen mặc ấm nên nguy cơ sốc nhiệt và đột quỵ lúc đêm lạnh, rạng sáng cũng cao không kém.
Vị chuyên gia cũng cảnh báo, nhóm người mỡ máu cao cần phải ưu tiên phòng đột quỵ hàng đầu. Bản thân mỡ máu tích tụ ở lòng mạch, gây xơ cứng và hủy hoại lớp áo trong của mạch máu não, vốn đã dễ tạo ra cục máu đông. Nay thêm thời tiết giao mùa, nguy cơ hình thành cục máu đông và đột quỵ chắc chắn sẽ tăng gấp đôi.

Giao mùa đến, người mỡ máu cao phòng ngừa đột quỵ thế nào?

Bác sĩ Thanh cho hay, bắt đầu từ tuổi 50, cơ thể có xu hướng mắc bệnh mỡ máu cao. Khi đến tuổi này, bạn cần đi xét nghiệm máu đo nồng độ cholesterol nếu cảm thấy bản thân hơi nặng ký, cao huyết áp, hoặc tiểu đường. Một khi biết cholesterol cao, cần thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt ngay khi giao mùa đến.
Để phòng đột quỵ, có 2 thứ cần phải “giảm, ngăn chặn, phá hủy” tích cực đó là: mỡ máu và cục máu đông. Muốn giảm mỡ máu thì cần quyết tâm ăn uống lành mạnh, giảm chất béo, mỡ động vật và thịt đỏ, bớt rượu bia, tăng rau xanh và củ quả. Vận động, thể dục, làm việc nhà... cũng giúp đốt cháy cholesterol dư thừa, “tập gym” cho lòng mạch thon gọn và dẻo dai hơn.
Giảm mỡ máu không phải chuyện “ngày một ngày hai” là có thể được, nếu muốn đẩy nhanh hơn thì nên bổ sung thêm các chất hỗ trợ, ví dụ như men gạo đỏ. Các nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh, chúng giàu hợp chất monacolin có tác dụng ngăn các enzyme sinh ra cholesterol xấu, chặn mỡ máu hiệu quả.

Để phòng ngừa đột quỵ, cần phải loại bỏ mỡ máu và cục máu đông trong cơ thể

Để phòng ngừa đột quỵ, cần phải loại bỏ mỡ máu và cục máu đông trong cơ thể

Còn với cục máu đông, một khi đã hình thành thì rất khó trị, khó cứu vãn. Cách tốt nhất là ngăn chúng thành hình từ khi chỉ là những sợi máu đơn lẻ, bằng các sản phẩm phòng đột quỵ chứa nattokinase làm tiêu tan và phá hủy sợi tơ huyết. Nhật Bản là nước tiên phong tìm ra nattokinase có ý nghĩa lớn với y tế dự phòng thế giới. Theo các nhà khoa học, mỗi ngày bổ sung 2.000FU nattokinase thì an tâm không lo các sợi tơ huyết quấn dính và vón cục máu đông suốt 24h.
Bởi vì nguy cơ đột quỵ quá lớn ở người mỡ máu cao, nên các nhà khoa học Nhật còn tìm ra công thức kết hợp độc đáo 2.000 FU nattokinase với men gạo đỏ để giải quyết cùng lúc cả hai vấn đề trên. Có thể ví chúng như những “người thợ sửa đường ống nước”, khơi thông lòng mạch máu não tắc nghẽn bởi các hạt mỡ máu và cục máu đông.

 2.000 FU nattokinase với men gạo đỏ giúp giải tỏa nỗi lo mỡ máu và cục máu đông

2.000 FU nattokinase với men gạo đỏ giúp giải tỏa nỗi lo mỡ máu và cục máu đông

Đột quỵ có 2 dấu hiệu nhận biết sớm, là xây xẩm chóng mặt và tê yếu tay chân, song lại rất dễ nhầm lẫn với các bệnh thông thường. Xây xẩm chóng mặt khiến nhiều người lầm tưởng với chứng đau đầu do thời tiết; tê yếu tay chân lầm với bệnh xương khớp khi giao mùa. Do đó, hễ thấy 2 dấu liệu này thì nên cẩn thận đi khám để phát hiện và chữa trị sớm.
Theo báo Thanh Niên
Chat facebook
Nhắn tin zalo
Gọi
SMS