Vì sao nước uống hằng ngày nên cần có khoáng chất?
Nước uống theo khuyến nghị của WHO
Theo TS.BS Lê Thị Tuyết Phượng, trưởng khoa nội tiêu hóa, gan mật bệnh viện Nhân Dân 115, cơ thể chúng ta cần nhiều loại khoáng chất để có thể thực hiện các phản ứng hóa học, sinh học giúp duy trì sự khỏe mạnh và dẻo dai của cơ thể. Trong đó, có 7 khoáng chất cần được bổ sung với lượng đủ là Canxi, Clorua, Magiê, Phospho, Kali, Natri và Sulphur.
Tuy nhiên, bữa ăn của người Việt đôi khi không cung cấp đủ khoáng chất, vì thế nước uống là nguồn quan trọng giúp bổ sung khoáng chất cho cơ thể. Thậm chí, nước uống được xem là lý tưởng nếu có thể cung cấp được 20% lượng Canxi và Magie cơ thể cần mỗi ngày. Tuy nhiên, trên thực tế, ít ai để ý đến việc này khi lựa chọn nước uống hằng ngày.
Theo các tài liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), một số nghiên cứu đã chỉ ra lợi ích của khoáng chất trong nước uống hằng ngày, như uống nước có lượng Magie cao giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Ngược lại, khi sử dụng lâu dài các loại nước bị lọc bỏ hết khoáng chất hoặc có tổng hàm lượng chất rắn hòa tan (TDS) (hàm lượng khoáng chất) < 100mg/lít có thể dẫn đến tình trạng tăng thải nước của cơ thể, hạ Kali máu, mất các khoáng chất như Natri, Kali, Canxi và Magie. TS.BS Lê Thị Tuyết Phượng chia sẻ thêm.
Vì thế, WHO khuyến nghị nước uống tốt nên có hàm lượng khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Hiện một số quốc gia trên thế giới cũng như tại Việt Nam đã có những quy định hay hướng dẫn về hàm lượng một số khoáng chất được yêu cầu phải có trong nước uống.
Theo tài liệu của WHO, sự cần thiết của khoáng chất trong nước được nhắc đến không chỉ liên quan đến những nguồn nước uống bị lọc bỏ hết khoáng chất (hay được bổ sung khoáng chất sau khi lọc nhưng hàm lượng không đủ) mà còn liên quan đến nước được lọc tại nhà hay ở các nhà máy cấp nước sinh hoạt, hay nước uống đóng chai bị mất khoáng chất.
Nước uống được đánh giá là phù hợp để uống mỗi ngày khi có TDS trên 100mg/lít và dưới 500mg/lít.
Nước bạn uống mỗi ngày có bị mất khoáng chất?
Trên thực tế, các nguồn nước trong tự nhiên không bao giờ chỉ chứa H20 mà còn chứa các thành phần hữu cơ và khoáng chất tùy theo đặc điểm địa lý, môi trường của mỗi nơi. Từ xưa, đây là nguồn nước uống thuần khiết và tốt cho sức khỏe con người.
Tuy nhiên, trước nhu cầu nước uống tăng cao do gia tăng dân số, nước uống công nghiệp (“nước lọc”) đã ra đời nhờ vào các công nghệ lọc nước nhân tạo từng được sử dụng với mục đích ban đầu là tạo ra nước dùng trong công nghiệp. Theo đó, nước từ nhiều nguồn khác nhau, đặc biệt những nguồn dễ bị ô nhiễm như sông, hồ,… được xử lý qua nhiều bước (lọc RO, khử trùng,…) để loại bỏ tạp chất và vi sinh nhưng lại vô tình làm mất đi các khoáng chất tự nhiên.
Trong khi đó, nước khoáng thiên nhiên (thường nằm sâu dưới lòng đất hàng trăm mét) được lọc tự nhiên qua các lớp đất đá, trầm tích nên có quy trình đóng chai không can thiệp vào chất lượng nước, nếu có thì thường rất hạn chế, chủ yếu để loại bỏ một số chất không tốt cho cơ thể. Nhờ đó, giữ được hàm lượng và thành phần khoáng chất quan trọng trong nước. Điều này được quy định trong quy chuẩn do Bộ Y tế ban hành (QCVN 6-1: 2010/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với nước khoáng thiên nhiên và nước uống đóng chai).
Cách nhận biết nước uống có khoáng chất qua vị của nước
Một số cách để biết được nước có khoáng chất là tham khảo các thông tin về thành phần/ giá trị dinh dưỡng ghi trên nhãn của chai nước, TDS hay thậm chí bằng vị của nước.
Vì có chứa nhiều thành phần khoáng chất thiết yếu nên những nguồn nước có khoáng chất tự nhiên như nước khoáng thiên nhiên thường có vị đặc trưng, tùy thuộc vào hàm lượng của mỗi loại khoáng chất và vị giác của người uống (Vị giác con người có một số vị cơ bản, như ngọt, mặn, chua, đắng). Nước khoáng có ít khoáng chất thường được xem là có vị chua, hay có vị mặn nếu có hàm lượng Sodium cao hơn các khoáng chất còn lại.
Các nghiên cứu cho thấy phần lớn mọi người thích nước có nồng độ TDS vừa phải và có hàm lượng tương đối cao của 4 khoáng chất: Bicacbonat, Sunfat, Canxi và Magiê. Nước tinh khiết khi lọc bỏ hết khoáng chất được xem là không có vị.
Nguyệt Thư
Bài viết liên quan | Xem tất cả
- 9 lợi ích sức khỏe của việc uống nước dừa trong mùa nắng nóng
- 10 lợi ích sức khỏe đáng khám phá của đậu cô ve
- 4 thực phẩm tác dụng bổ thận tráng dương
- Ăn món rất tốt này sai cách, tăng nguy cơ ung thư
- Loại quả mùa hè thơm ngon bổ dưỡng, giúp ngừa bệnh tiểu đường và giảm mỡ máu, người Việt nên ăn thường xuyên để kéo dài tuổi thọ
- Ăn dưa hấu thường xuyên trong mùa nóng, chuyện gì xảy ra với sức khỏe?
- 1 loại quả bán rẻ ở chợ Việt là cứu tinh cho người giảm cân, lại giúp hạ đường huyết
- Loại rau bán rẻ nhất chợ, quý ngang nhân sâm, người Việt nên ăn thường xuyên để sống thọ
- 7 món tránh ăn uống buổi sáng khi bụng đói
- Với chỉ 2 tách cà phê mỗi ngày, nguy cơ tái phát ung thư ruột thấp hơn tới 32%
- 3 điều bất ngờ khi bạn ăn miến thường xuyên, đây là 2 thời điểm không nên ăn miến vì gây hại dạ dày
- Bất ngờ 7 nhóm người này được khuyến cáo không nên ăn rau mùi